Khi Vanita Borade 12 tuổi, con rắn có tên khoa học là Eryx johnii (Red Sand Boa Snake) đã bò vào nhà cô. Cô khiến gia đình kinh ngạc bởi hành động tay không bắt rắn và đem đi thả vào môi trường tự nhiên. Niềm đam mê cứu hộ rắn của cô nhem nhóm từ đó. Bất cứ lúc nào, nếu có hàng xóm, nhà chùa nhờ giải cứu rắn khỏi nơi sống của họ thì Vanita Borade có mặt. Tất cả những lần cứu hộ của cô đều được cục kiểm lâm Maharashtra ghi chép lại.
Thuở niên thiếu, cô chơi cùng với những đứa con của người lao động Adivasi, những người mà được thuê làm ruộng của gia đình cô. Những đứa trẻ này dạy cô trèo cây, bơi sông, bắt cá và hái thảo dược. Khi bẫy cá, những con rắn nước cũng dính. Mấy đứa trẻ này sẽ cầm rắn trong tay và thả nó ra nước. Sau đó, cô sống gần nhà thầy chuyên dụ rắn đến từ Madhya Pradesh. Cho nên cô mới học được cách cầm rắn độc. Không phải tự nhiên cô dám tay không bắt rắn.
Cứ tưởng người phụ nữ phi thường như thế sẽ khó lấy chồng. Nào ngờ người chồng, D. Bhakshar, đã yêu vì niềm đam mê cứu hộ của cô ấy. Ông hết mình ủng hộ công việc của vợ. Dù bận rộn với vai trò người vợ, người mẹ của hai đứa con gái và một đứa con trai nhưng cô vẫn luôn sẵn sàng cứu hộ rắn nếu có cuộc gọi. Cô dạy các con của mình biết cách tiếp xúc với rắn.
Tuy nhiên con đường cứu hộ ấy cũng đầy chông gai bởi nạn săn bắt rắn tại Ấn Độ hiện nay. Cô bị giới chính thống nghi ngờ dùng ma thuật. Bỏ ngoài tai tất cả những lời dèm pha, cô vẫn kiên định giúp cho người dân hiểu rằng rắn là người bạn tốt nhất của con người, đặc biệt là nông dân. Nó không cắn ai cả nếu không bị đe doạ. Bảo vệ rắn là bảo vệ lợi ích chính bản thân mình. Với cô, công việc cứu hộ rắn là quà tặng của thiên nhiên. Cô vẫn luôn nhắc nhở mọi người rằng đừng cầm rắn nếu chưa được đào tạo kỹ năng.
Bình Dương, 12/09/2022
Tây Nguyên Xanh
0 comments:
Post a Comment