Sách Bản Kinh Phùng Nguyên (本经逢原) có ghi: “Thuỷ Ngân, âm độc, không thể cho vào bụng người. Nay có người uống nhầm thuỷ ngân, Bụng trĩu xuống. Dùng hai cân mỡ lợn, cắt nhỏ từng miếng rồi đun nóng chảy rồi trộn với mật ong cho bệnh nhân uống, cũng là một cách giải độc”.
Trong cuốn sách cổ Bản Thảo Đồ Kinh (本草图经) có ghi chép cách bào chế Thuỷ Ngân, từ đá Đơn Sa (丹砂) hay còn gọi Chu Sa (朱砂Thuỷ Ngân Sunfua HgS) hoặc Cống Sa (汞沙) như sau: “Làm lò đặt đá vào trong, bên dưới thêm nước, trên đậy nắp chum. Bên ngoài thêm lửa nung cho khói bay lên, thuỷ ngân lưu lại. Màu của nó trắng đục. Người Tây Khương (西羌) cũng đun như thế này. Nhưng trong núi của họ có sinh cực nhiều, đến nỗi núi tự nứt ra. Người lấy được đá, tảng nào cũng to, vỡ vụn ra có thể nung. Vì thế thuỷ ngân từ phía Tây đến phương Nam cực nhiều.” Văn cổ tương đối khó hiểu. Quy trình được giải thích cụ thể như sau:
Bước một: Chuẩn bị đá Chu Sa. Chu Sa là loại đá Lưu Hoá Cống Khoáng (Lưu Huỳnh Sunfua), bên trong chứa 86.2% hàm lượng nguyên tố Hg. Chu Sa cũng là một vị thuốc trong Đông Y. Nó có tác dụng an thần, trấn tĩnh và sát khuẩn. Vf vậy người Trung Quốc thời cổ đại thường dùng nó để chế đơn dược. Ở thời người ta chưa biết tính độc hại của thuỷ ngân bay hơi, người ta trực tiếp mở nắp lò luyện để đổ bột đá Chu Sa vào. Nhưng bằng kinh nghiệm sau nhiều lần bị trúng độc, người xưa đã nghĩ ra cách an toàn hơn, ấy là đá khoáng chu sa đào được trên núi về lựa ra tinh thể chu sa thuần khiết. Dũng nước đãi hết đất cát tạp chất đi. Sau đó nghiền thành bột, sau đó lấy một cục nam châm khuấy bột chu sa để lọc hết oxit sắt ra.
Bước hai: Chuẩn bị một cái nồi bằng sứ là tốt nhất. Dùng nồi sắt cũng được nhưng dùng nồi bằng vàng và bạc. Bởi vì các kim loại này có phản ứng với thuỷ ngân. Tiếp đó, dùng tấm sắt hoặc gỗ làm nắp nồi có dạng lỗ thủng. Khí từ lỗ thủng nắp sẽ chạy qua ống sắt hình chữ U vào một cái bình khác để đảm bảo khí không lọt ra ngoài gây ngộ độc. Thời xưa, họ dùng ống tre thay thế ống sắt.
Bước ba: Đổ bột chu sa vào nồi, đậy nắp, gắn ống sắt, cái bình nước. Đun ở nhiệt độ 450-800 độ C.
Bước bốn: Bột chu sa nung nhiệt xong sẽ hình thành hơi thuỷ ngân theo ống chữ U mà thu được thuỷ ngân dạng lỏng sau khi được làm mát. Người xưa ngoài biết nung lửa ra thì họ còn biết thêm trực tiếp than đá và nước, cung cấp nhiệt lượng gia nhiệt cho chu sa.
Bình Dương, 3/12/2022
Tây Nguyên Xanh
0 comments:
Post a Comment