Tác giả ảnh: Đặng Thanh Tình |
Có một người bị sát hại. Thi thể bị vứt ven đường. Ban đầu quan phủ nghi ngờ người này bị bọn cướp hãm hại nhưng qua quá trình khám nghiệm, phát hiện tài sản vẫn còn trên thi thể. Toàn thi thể có hơn 10 vết thương do cái liềm cắt lúa gây ra. Quan phụ trách trinh sát nói rằng nếu người này bị cướp sát hại thì tài sản phải mất chứ. Huống hồ có rất nhiều vết thương. Chắc chắn hung thủ có thâm thù đại hận gì với nạn nhân. Ông liền hỏi vợ của nạn nhân rằng chồng của cô đã từng gây thù chuốc oán với ai. Người vợ đáp rằng chồng mình bản tính nhân hậu, chưa từng làm phật lòng ai. Chỉ là dạo gần đây có người cùng thôn đến mượn tiền nhưng chồng cô không cho. Người đến này đã từng nói lời độc ác. Quan liền ra lệnh toàn bộ dân trong thôn đem liềm cắt lúa của họ gom lại để trình kiểm. Nếu nhà nào không giao nộp thì kẻ ấy là sát nhân, bắt ngay tại trận luôn. Thời điểm ấy đang là mùa hè oi ả, quan viên đặt toàn bộ liềm đặt trên đất. Trong đám liềm ấy có một cái bị ruồi tập trung bu lên. Quan ngay lập tức hỏi liềm này của ai. Có người nhận là liềm của mình. Người này chính là sát nhân nhưng một mực không nhận tội. Quan nói liềm của cả làng không ai bị ruồi bu cả, chỉ có liềm của ngươi còn mùi tanh máu còn vương lại nên ruồi đánh hơi được. Còn cãi à? Mọi người xem xử án đều á khẩu thán phục. Kẻ sát nhân cũng chỉ biết cúi đầu nhận tội. Từ án lệ này cho thấy thời nhà Tống, quan pháp y đã có nghiên cứu về côn trùng học. Con ruồi rất nhạy cảm với mùi của tanh máu động vật.
Vụ án thứ hai cũng nhờ ruồi mà phá được án. Ấy là ở triều đại nhà Thanh, học giả Hồ Văn Bính (胡文炳) đã kể trong sách Chiết Ngục Quy Giám Bổ (折狱龟鉴补) về một vụ án liên quan đến ruồi như sau:
Một thương nhân bị kẻ cướp sát hại. Điều tra tỉ mỉ rất lâu vẫn không tìm ra hung thủ. Quan huyện ra lệnh ép các quan bổ dịch (người phụ trách điều tra) phải bắt thủ phạm về quy án trong thời gian sớm nhất. Các quan bổ dịch đành phải phải tập trung tư liệu nhờ một vị quan bổ dịch đã nghỉ hưu đến giúp. Ngày nọ, cựu bổ dịch ngồi bên sông uống trà. Ông trông thấy có con thuyền chèo đến. Ông nói sát nhân ở trên con thuyền kia kìa. Quả nhiên sau thời gian thẩm tra thì người đó nhận tội. Quan huyện và các quan bổ dịch không biết cựu bổ dịch phá án bằng cách nào. Hỏi ra mới hay cựu bổ dịch ấy nhìn thấy đuôi con thuyền có treo cái chăn (mền) lụa với giặt. Trên khăn có rất nhiều con ruồi xanh bám lên. Đối với vải lụa, khi đem đi giặt chỉ có thể làm mất vết máu nhưng mùi tanh máu vẫn còn lưu lại. Chăn sạch này lừa được mắt người nhưng không lừa được những con ruồi. Chăn lụa vốn là vật cho người đắp lên, mặt trên nó không mười phần thì cũng có đến tám chín phần là thấm máu người. Huống hồ, chủ thuyền kia còn có tiền, lúc giặt chăn kiểu gì cũng gấp mặt chăn. Mà nếu nguyên cả chăn đều ngâm trong nước giặt thì chắc chắn nó đã thấm đều máu của nạn nhân.
***
Trích dịch từ bài báo 古代笔记中的“名侦探苍蝇” của 呼延云 trên báo điện tử thepaper.cnBình Dương 14/04/2023
Phiên dịch viên: Tây Nguyên Xanh
quan phán như vậy thì phải tâm phục rồi
ReplyDelete