Mọi trao đổi xin liên hệ: bientaynguyen@gmail.com

Monday, March 27, 2023

THỬ TÌM HIỂU CÁCH BÀO CHẾ NƯỚC SIRO TRÁI CÂY THỜI ĐỨC PHẬT CÒN TẠI THẾ

March 27, 2023

Share it Please


    Trong phần mở đầu bộ kinh Căn Bản Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ Tỳ Nại Da Dược Sự (tiếng Pali là Mūlasarvāstivāda Vinayapiṭaka) của Phật giáo do pháp sư Tam Tạng, thời nhà Đường (Trung Quốc) biên dịch, đức Phật đã nêu tám loại nước uống giúp chữa bệnh sốt vàng da như sau:

1. Chiêu Giả Tương (招者漿): Đây là nước siro của quả lê Điên Chuỳ, tên khoa học là Pyrus bretschneideri

2. Mao Giả Tương (毛者漿): Đây là nước siro của hỗn hợp quả chuối hột và bột của hạt hồ tiêu. Tên khoa học của cây chuối này là Musa basjoo

3. Cô Lạc Ca Tương (孤洛迦漿): Tiếng Pali là Kurakā. Đây là nước siro của quả nhũ hương, tên khoa học của cây là Boswellia thurifera.

4. A Thuyết Tha Tương (阿說他漿): Tiếng Pali là Aśvattha. Đây là nước siro của quả sung có tên khoa học của cây là Ficus religiosa

5. Ô Ô Đàm Bạt La Tương(烏曇跋羅): Tiếng Pali là Udumbara. Đây là nước siro của quả sung có tên khoa học là Ficus glomerata.

6. Bát Lỗ Sái Tương (鉢魯灑漿): Tiếng Pali là Parūṣa. Đây là nước siro của quả Bời Lời (Cò Ke) Á Âu. Tên khoa học của cây là Grewia asiatica.

7. Miệt Lật Truỵ Tương (篾栗墜漿): Tiếng Pali là Mṛdvikā. Đây là nước siro nho Raisin

8. Khát Thọ La Tương(渴樹羅漿): Tiếng Pali là Kharjura. Đây là nước siro của quả chà là. Tên khoa học của cây là Phoenix dactylifera

    Vậy nước Tương mà bây giờ chúng ta hiểu nước Siro ấy thời đức Phật còn tại thế, ở bên Ấn Độ người ta đã bào chế như thế nào? Thông qua một bài báo nghiên cứu về loại nước uống Tam Lặc Tương (三勒漿) du nhập vào Trung Quốc bằng con đường Tơ Lụa thời nhà Đường trên tạp chí Nghiên Cứu Lịch Sử của đại học Bắc Kinh. Tam Lặc Tương ấy là một loại siro của hỗn hợp ba loại quả Ha Lê Lặc (诃梨勒tiếng Pali là harītakī, quả Chiêu Liêu có tên khoa học Terminalia chebula Retz), Tỳ Lê Lặc (毗梨勒, quả Bàng Hôi có tên khoa học Terminalia bellirica) và Am Ma Lặc (庵摩勒, tiếng Pali là āmalaka. quả me rừng có tên khoa học Phyllanthus emblica). Ngày ấy, người nhà Đường: “giã dập chứ không giã nhuyễn các loại quả này. Sau đó đổ một đấu Bạch Mật (白蜜Loại mật ong màu trắng tạo ra do ong ăn mật hoa cây Dương Hoè (Robinia pseudoacacia)), hai đấu nước Tân Cấp Thuỷ (新汲水một loại dầu ngọt hút lên từ lòng đất, thành phần hoá học chủ yếu là hợp chất Edetate disodium C10H14N2Na2O8). Sau đó đảo đều, bịt kín hũ. Ba bốn ngày sau mở ra đảo lẫn nữa. Lại bịt kín hũ đến 30 ngày sau nó sẽ có hương vị ngọt. Người uống sẽ bị say, bụng tiêu hoá tốt, bụng hết đầy hơi. Nếu đợi tám tháng sau mới thực sự ngon.” Như vậy qua cách làm được miêu tả trong sách Tứ Thời Đoản Yếu (四时纂要) viết từ thời nhà Đường này thì chúng ta có thể hình dung cách làm nước siro trái cây của người Ấn Độ xưa.

----

Tổng hợp kiến thức và trích dịch từ các file PDF tài liệu:

1. Kinh phật Căn Bản Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ Tỳ Nại Da Dược Sự hai phiên bản tiếng Trung và tiếng Việt.

2. Chuyên đề nghiên cứu法出波斯” :“三勒浆”源流考 của 陈明 trên tạp chí 歷史研究 số 335, xuất bản ngày 25/02/2012 của Trung Quốc.

3. Từ điển Phật học phiên bản Trung – Anh và các sách cây thuốc của Ấn Độ và Trung Quốc hai phiên bản tiếng Anh và Trung Quốc. Và các nghiên cứu về kinh Mūlasarvāstivāda Vinayapiṭaka trên tạp chí Journal of Indian and Buddhist Studies khác

***
Bình Dương, 2703/2023

Biên dịch: Tây Nguyên Xanh

1 comments: