“Khi khám phá châu Mỹ, người Tây Ban Nha đã gọi cây thanh long là Pitaya hay Pitahaya. (Chú thích thêm của người dịch: Chữ H trong tiếng Tây Ban Nha không bao giờ được phát âm nên hai từ này phát âm gần giống nhau). Pitaya hay Pitahaya bắt nguồn từ ngôn ngữ Taíno thuộc quần đảo Antillas Mayores, có nghĩa là quả có vảy (fruta escamosa). Năm 1654, người Hà Lan đã đem thanh long đến trồng lên đất Đài Loan. Trong thời gian đô hộ, người Pháp đã trồng thanh long ở một số cánh rừng ở Việt Nam. Khi người Mỹ rải chất diệt cỏ lên các khu rừng thì chỉ còn cây thanh long còn sống. Và quả thanh long trở thành thức ăn sót lại cho người bản địa (ý tác giả sách là người Việt nói chung). Sau hoà bình, người Việt Nam bắt đầu trồng loại cây này nhằm thu hút du lịch (có lẽ tác giả sách muốn nói đến các buổi tham quan cánh đồng sáng đèn điện về đêm trong mùa hoa nở) và xuất khẩu với cái tên Thanh Long, nghĩa là quả của con rồng”.
Xin nói thêm là người Trung Quốc gọi quả thanh long là Hoả Long Quả. Cho nên có thể nói cái tên Thanh Long do người Việt tự sáng tạo nên chứ không phải dịch từ Hán ngữ. Và lưu ý bài viết này nói về quả thanh long vỏ đỏ ruột trắng là chính, thanh long vỏ vàng ít được nghiên cứu trong lịch sử du nhập. Phần trong ngoặc kép được dịch từ trang 6 và trang 7 của tài liệu “Manual del cultivo de la pitaya” phiên bản tiếng Tây Ban Nha, kỹ sư nông nghiệp Jason C.S Wu soạn thảo. Sách do viện khoa học và kỹ thuật nông nghiệp (Instituto de Ciencia y Tecnología Agrícolas, ICTA) Guatemala ấn hành.
Bình Dương, 22/02/2023
Tây Nguyên Xanh
0 comments:
Post a Comment