Những ngày này hoa cà phê đợt một nở trắng khắp nẻo đường Tây Nguyên. Còn hai đợt hoa và cũng là hai lần tưới nữa là hết mùa khô. Từ giờ đến đó, Tây sẽ miêu tả cho các bạn xem cảnh tưới cà phê như thế nào nhé. Khâu chuẩn bị ống máy thì mấy năm trước Tây kể rồi. Năm nay bắt đầu kể từ cái đầu vòi hút nước dưới mương đến hình ảnh cái béc phun trên trên cây nhé. Vì tiết kiệm nước nên công ty thường ráng chờ sau tết nguyên đán mới xả đợt nước đầu tiên. Tưới rồi cây mới có đủ sức phát dục nuôi hoa. Nước được lấy từ một cái hồ rất rộng. Ngày bé bọn con nít như Tây, khoảng mồng bốn tết nguyên đán hằng năm sẽ dậy lúc năm giờ sáng để theo ba má ra lô cà phê. Người lớn vác ống béc đi rải khắp lô, còn con nít như hai chị em Tây thì ngồi ngay cái đầu máy này canh xem thấy ai đến vác trộm ống trên xe thì hét to kêu ba má.
Đầu máy trong ảnh này là của nhà hàng xóm chứ nhà Tây không có đầu máy rời, nó chính là cái đầu kéo xe công nông của ba Tây luôn. Ngoài cái đầu máy này, những nhà có điều kiện hơn còn có máy gọi là Si-ma màu đen to đùng lô cà phê ở quá xa mương khiến đường ống dài, chỉ có Si-ma mới đủ lực đẩy nước lên béc. Dưới cái vòi kia là một chụp lưới rất nặng để ngăn rác không lọt vào kẹt đầu vòi. Nếu dưới mương không được đào hố để đặt vòi thì phải có thêm một tấm ván to cùng với một cục đá nặng để chặn nước sao cho lút cái lồng chụp đầu vòi. Cái xô trong ảnh dùng để múc nước mương lên đổ vào cho mát máy đấy. Nước nóng chảy ra ướt đất, bọn con nít như Tây lại có thêm cái trò nặn đất chơi. Đất Tây Nguyên mùa khô khi thấm nước có mùi rất hay ho. Mùi này các bạn sẽ cảm nhận được rõ nếu đến Tây Nguyên vào cuối mùa khô. Khi ấy không khí có mùi như kiểu hơi đất hay gì đó nhưng khiến lưỡi có cảm giác ngòn ngọt. Mùi này nhẹ hơn mùi rễ cỏ tranh khi mới nhổ khỏi đất ẩm.
Máy cứ nổ như thế trong bốn tiếng đồng hồ thì hết một ca. Đường ống được thay đổi hướng để tiếp tục ca mới ở khu vực mới. Một hecta thường phải tưới tất cả bốn ca. Tưới cà phê cực nhất là khi thay ca vì mang vác ống chứ khi nước phun lên rồi thì lại nhàn. Cứ tà tà các ông bố nhóm họp uống rượu, nói xấu các bà vợ keo kẹt của mình và lâu lâu hốt hoảng khi vợ hết anh nọ anh kia, béc không quay kìa, về mà sửa mau…
Đầu máy trong ảnh này là của nhà hàng xóm chứ nhà Tây không có đầu máy rời, nó chính là cái đầu kéo xe công nông của ba Tây luôn. Ngoài cái đầu máy này, những nhà có điều kiện hơn còn có máy gọi là Si-ma màu đen to đùng lô cà phê ở quá xa mương khiến đường ống dài, chỉ có Si-ma mới đủ lực đẩy nước lên béc. Dưới cái vòi kia là một chụp lưới rất nặng để ngăn rác không lọt vào kẹt đầu vòi. Nếu dưới mương không được đào hố để đặt vòi thì phải có thêm một tấm ván to cùng với một cục đá nặng để chặn nước sao cho lút cái lồng chụp đầu vòi. Cái xô trong ảnh dùng để múc nước mương lên đổ vào cho mát máy đấy. Nước nóng chảy ra ướt đất, bọn con nít như Tây lại có thêm cái trò nặn đất chơi. Đất Tây Nguyên mùa khô khi thấm nước có mùi rất hay ho. Mùi này các bạn sẽ cảm nhận được rõ nếu đến Tây Nguyên vào cuối mùa khô. Khi ấy không khí có mùi như kiểu hơi đất hay gì đó nhưng khiến lưỡi có cảm giác ngòn ngọt. Mùi này nhẹ hơn mùi rễ cỏ tranh khi mới nhổ khỏi đất ẩm.
Máy cứ nổ như thế trong bốn tiếng đồng hồ thì hết một ca. Đường ống được thay đổi hướng để tiếp tục ca mới ở khu vực mới. Một hecta thường phải tưới tất cả bốn ca. Tưới cà phê cực nhất là khi thay ca vì mang vác ống chứ khi nước phun lên rồi thì lại nhàn. Cứ tà tà các ông bố nhóm họp uống rượu, nói xấu các bà vợ keo kẹt của mình và lâu lâu hốt hoảng khi vợ hết anh nọ anh kia, béc không quay kìa, về mà sửa mau…
Bình Dương, 20/02/2023
Tây Nguyên Xanh
0 comments:
Post a Comment