Mọi trao đổi xin liên hệ: bientaynguyen@gmail.com

Saturday, March 18, 2023

NHỮNG LOÀI THỰC VẬT VÀ KHOÁNG CHẤT CÓ TRONG BỨC TRANH “CUNG ĐIỆN CỦA PHẬT DƯỢC SƯ”

March 18, 2023

Share it Please
    

    Trong quá trình tra tên khoa học những loài cây dùng để ứng phó với dịch bệnh cúm mùa thu, sốt vàng da trong Đại Tạng Kinh của Phật giáo, khá thú vị khi tôi thấy bức tranh này trên website của bảo tàng Rubin. Bức tranh này có tên là Cung Điện Của Phật Dược Sư, có 77 loài cây và khoáng vật trong này. Có bốn vùng nền mực tượng trưng có bốn vùng phân bố khác nhau của các nhóm cây này. Theo số thứ tự đánh dấu trên bức vẽ như sau:

(+) Nhóm cây ở phần nền màu xanh: Phân bố ở phía bắc núi Himalaya

Phía bắc núi Himalaya được thiên nhiên ưu đãi năng lượng của mặt trăng nên được bao vây bởi rừng cây thuốc có vị đắng và ngọt dịu the mát. Chúng được dùng để chữa những chứng rối loạn nhẹ kiểu ốm vặt.

1. Cây đàn hương trắng (Santalum album)

2. Không biết cây gì, nguyên tác ghi là Hare. Ban đầu người dịch nghĩ là cỏ đuôi thỏ nhưng không giống lắm nên chịu.

3: Cây long não (Cinnamomum camphora)

4: Cây trầm hương (Aquilaria malaccensis)

5: Cây tai voi - Một loài cây thuộc chi Colocasia của họ Ráy Aroideae

6: Cây xoan (Melia azedarach)

7: Cây long đởm – Một loài cây thuộc họ Long Đởm Gentianaceae

8: Cây cam thảo Âu (Glycyrrhiza glabra)

9: Cây Civamcivaka – Theo ý chủ quan của người dịch thì có thể là cây Sầu Đâu (Azadirachta indica)

10: Cây tía tô Tây (Plectranthus scutellarioides)

11: Cây phụ tử trắng, còn gọi là cây (làm thuốc) bã sói – Một loài cây thuộc chi Ô Dầu Aconitum

12: Không biêt cây gì, nguyên tác ghi là Saiga antelope – Người dịch cho rằng cây này là thức ăn cho loài nai Saiga antelope

13: Cây đàn hương đỏ (Pterocarpus santalinus)

14: Cỏ tê giác (Dicerothamnus rhinocerotis)

15: Cây nam mộc hương (Aristolochia clematitis)

16: Lá của loài cây có tên khoa học là Asplenium platyneuron

17: Cây Kapok, cây Gạo hay Pơ Lang đang trổ hoa (Bombax ceiba)

18: Cây nho đang có quả chín

19: Không biết cây gì, nguyên tác ghi là Sparrow. Mới đầu người dịch cho rằng nó là tên tiếng anh của cây Măng Tây nhìn hình dáng không giống. Chắc là loài cây mà chim sẻ hay ngủ

20: Nguyên tác chú giải là Himalayan black bear – Người dịch cho rằng đây là loài cây mà gấu ngựa (Ursus thibetanus) thường hay ăn quả và lấy mật ong.

(+) Nhóm cây ở phần nền màu tím: Phân bố ở phía đông núi Gandhamadana

Ngọn núi có cái tên nghĩa là hương thơm này, ở phía đông được thiên nhiên ưu đãi năng lượng của mặt trời và mặt trăng nên có một rừng cây Arura còn gọi là cây Chiêu Liêu (Terminalia Chebula). Cây này là thành phần chủ yếu của y học khu vực Tây Tạng. Nó có tác dụng chữa các chứng rối loạn.

21: Cây chiêu liêu có quả hình mỏ chim.

22: Cây chiêu liêu quả vàng

23: Cây chiêu liêu quả đen nhỏ

24: Cây chiêu liêu “khô”

25: Cây có tên khoa học là farfugium japonicum

26: Cây chiêu liêu “làm giàu” (nguyên tác là “Enriching” myrobalan)

27: Cây chiêu liêu mật

28: Không biết cây gì, nguyên tác ghi là Peacock.

29: Cây chiêu liêu “không sợ hãi” (Nguyên tác: “Fearless” myrobalan)

30: Cây chiêu liêu ‘chiến trắng”. (Nguyên tác: “Victorious” myrobalan)

31: Không biết cây gì, nguyên tác ghi là Sparrow. Mới đầu người dịch cho rằng nó là tên tiếng anh của cây Măng Tây nhìn hình dáng không giống. Chắc là loài cây mà chim sẻ hay ngủ

32: Không biêt cây gì, nguyên tác ghi là Saiga antelope – Người dịch cho rằng cây này là thức ăn cho loài nai Saiga antelope

33: Không biết cây gì, nguyên tác ghi là Tiger. Người dịch ban đầu tưởng là tên tiếng Anh của cỏ hổ (Thysanolaena maxima) nhưng có lẽ không phải.

(+) Nhóm cây ở phần nền màu hồng: Phân bố ở phía nam núi Vindhya

Phía nam núi mà có tên có nghĩa là nhọn này được ưu đãi năng lượng của mặt trời nên có nhiều loài cho vị mặn, chua, cay có tác dụng chữa chứng rối loạn do nhiễm lạnh.

34: Cây và quả điệp mắt mèo (Caesalpinia bonducella)

35: Cây Civamcivaka – Theo ý chủ quan của người dịch thì có thể là cây Sầu Đâu (Azadirachta indica)

36: Một loài cây thuộc chi Mao Lương Ranunculus đang trổ hoa

37: Một loài cây thuộc chi Đỗ Quyên Rhododendron

38: Không biết cây gì, nguyên tác ghi là Eurasian cuckoo, chắc là cây mà loài chim cu Á Âu hay đậu ngủ.

39: Cây thuộc chi hoa Ông Lão Clematis

40: Nguyên tác chú giải là cây Himalayan black bear – Người dịch cho rằng đây là loài cây mà gấu ngựa (Ursus thibetanus) thường hay ăn quả và lấy mật ong.

41: Cây thông

42: Cây hoa mỏ vẹt (Impatiens niamniamensis)

43: Cây Saiga antelope – Người dịch cho rằng cây này là thức ăn cho loài nai Saiga antelope

44: Cây quế đơn (Cinnamomum cassia)

45: Cây quế (Cinnamomum loureirri)

46: Cây thuộc chi Muối Rhus

47: Một loài cây mà hươu xạ hay ăn lá và nghỉ ngơi ở dưới gốc

48: Cây A Nguỳ Asafoetida

49: Cây này không biết cây gì chỉ biết là có voi đứng nghỉ ở dưới, nguyên tác chỉ ghi là Elephant

50: Cây thuộc chi ớt Capsicum

51: Cây tiêu lốt (Piper longum)

52: Không biết cây gì, nguyên tác ghi là Sparrow. Mới đầu người dịch cho rằng nó là tên tiếng anh của cây Măng Tây nhìn hình dáng không giống. Chắc là loài cây mà chim sẻ hay ngủ

53: Cây hồ tiêu (Piper nigrum)

54: Không biết cây gì, nguyên tác ghi là Peacock.

55: Cây lựu (Punica granatum)

(+) Nhóm cây ở nền màu xanh dương: Phân bố ở phía tây núi Malaya

Phía tây ngọn núi mà tên có nghĩa là vòng hoa này hội tụ năng lượng của mặt trăng và mặt trời nên là nguồn của sáu loại thuốc cao cấp nhất. Ngoài ra còn có các khoáng vật nữa.

56: Cây nhục đậu khấu (Myristica fragrans)

57: Cây đinh hương (Syzygium aromaticum)

58: Cây tre

59: Cây nghệ tây (Autumn Crocus)

60: Cây thường dùng làm gia vị có tên khoa học là Elettaria cardamomum

61: Không biết cây gì, nguyên tác ghi là Monkey

62: Cây tương tự cây Elettaria cardamomum nhưng lớn hơn.

63: Đá vôi “con gái” (“Girl” limestone)

64: Đá vôi trung tính (“Neuter” limestone)

65: Không biết cây gì, nguyên tác ghi là Deer

66: Nước suối khoáng

67: Đá vôi con “con trai” (“Boy” limestone)

68: Đá vôi nam (“Male” limestone)

69: Đá vôi nữ (“Female” limestone)

70: Nhựa chì đen

71: Nhựa sắt

72: Năm loại suối nước nóng.

73: Nhựa chì đồng (Copper bitumen)

74: Không biết cây gì, nguyên tác ghi là Tibetan elk

75: Nhựa bạc (Silver bitumen)

76: Nhựa vàng (Gold bitumen)

77: Không biết cây gì, nguyên tác ghi là Peacock

***

Hình ảnh và bài viết được dịch từ bài viiết “In the forest of the Medicine Buddha’s Mandala” của học giả Elena Pakhoutova.

Có tham khảo nội dung sách những cây thuốc trị virus của miền Đông Bắc Ấn Độ.

Bình Dương, 18/03/2023
Phiên dịch viên: Tây Nguyên Xanh

0 comments:

Post a Comment