Núi Hồng sông La, - ảnh Sỹ Ngọ.
Quý tặng những người Hà Tĩnh xa xứ!
Ngày trôi đi, đời
người thêm ngắn lại, nỗi nhớ quê nhà thêm đau đáu và rộng dài thêm. Trái tim sắt
cũng có ngày hoen rỉ vì bị oxi hóa, huống hồ là trái tim con người bằng da bằng
thịt, ứa máu chảy đi khắp muôn nơi. Hay cho một Trịnh Bửu Hoài đã sáng tác nên
hai câu thơ lắng đọng :
“Đất khách muôn
trùng sao nhỏ hẹp
Quê nhà một
góc nhớ mênh mông”
Người Hà Tĩnh, nét duyên sao mà duyên đến thế.
Trai Hà Tĩnh sở hữu làn da nắng rám – nét phong trần muôn thuở xứ miền Trung.
Gái Hà Tĩnh giọng nói nửa đầu cánh lưỡi hấp háy những yêu thương:
“Em cứ đùa anh nỏ cho và nỏ lấy
Sao mềm lòng ngồi hát để anh nghe,
Khúc dân ca có từ trong máu thịt
Không thể dối lòng…làm sống dậy một hồn quê”
(Trích lời bài hát “Điệu Ví Dặm là
em”, nhạc sĩ Quốc Nam)
Anh nghe điệu ví quê nhà, anh nghe
câu hát của quê hương và anh đem luôn giọng hát theo về nơi xứ lạ để :
“Rồi một chiều chợt nhớ quê hương
Nghe em hát dân ca xứ Nghệ
Câu hát ru một thời thuở bé
Đưa ta về bến bãi tuổi thơ xưa
Điệu ví quê hương giữa bộn bề bận rộn….”
(Trích lời bài hát “Điệu Ví Dặm là
em”)
Anh nhớ em hay nhớ câu hát Dặm
quê nhà? Anh nhớ tuổi thơ hay nhớ những ngày tháng ở bên em? Có lẽ trong tuổi
thơ anh có nụ cười và sự hờn dỗi của em, trong câu hát Dặm có bóng dáng của quê
nhà. “Bởi chia xa không nói được nên lời, nhưng điệu Ví theo anh về mãi mãi”
nên “anh cứ mơ hoài điệu Ví Dặm là…em”.
Có trách thì trách “sao điệu ví cứ nghĩa tình đến thế. Nao nao lòng đứa con ở
nơi xa….”.
Đứng trên núi ấy anh có nhớ dãy Hồng
Lĩnh, uống nước dòng sông kia anh có nhớ dòng nước của sông La?
“ Mời anh về Hà Tĩnh
Ơi khúc sông quê
Ai đi xa mô đó
Nghe thân thương như dòng sông thuở nhỏ
Ai lạ ai quen sao nỡ không về…”
(Trích lời bài hát “Điệu Ví Dặm là em”)
Viết trong lúc
nghe bài hát Điệu Ví Dặm Là Em
Người Tây
Nguyên mang trong mình dòng máu và tình yêu đất Nghệ.
Dak
Lak, sáng 27/11/2012
Tây Nguyên Xanh
0 comments:
Post a Comment