Mọi trao đổi xin liên hệ: bientaynguyen@gmail.com

Saturday, June 22, 2013

SƠN NỮ CA

June 22, 2013

Share it Please
Bài cảm nhận của Quảng Lê
  "Sơn nữ ơi! Đời ta như cánh chim chiều phiêu bạt thời gian vun vút trời mây..." - những lời ca trong bài hát Sơn Nữ Ca hình như lại "ứng" vào cuộc đời của tác giả dù bài hát ra đời cách đây hơn nửa thế kỷ (1948). 
Nguồn ảnh: Facebook.com
  "Sơn nữ ca" hay tính hồn nhiên của những cô gái đi kháng chiến đã làm thức dậy những khoảnh khắc lãng mạn trong tâm hồn người trai dọc lối mòn kháng chiến.Cuộc gặp gỡ tình cờ của nhạc sĩ Trần Hoàn với những cô nữ sinh trường Phan Bội Châu ở chiến khu Quảng Bình đã gợi nhớ những kỷ niệm của một thời học sinh. Và bản nhạc “Sơn nữ ca” với giai điệu tănggô tha thiết đã ra đời. Kể về hoàn cảnh ra đời của bài "Sơn nữ ca", ông thật thà tiết lộ: "Tôi viết Sơn nữ ca lúc 20 tuổi, khi vừa được kết nạp Đảng. Thấy dáng vẻ học sinh non nớt của tôi, người chỉ huy khuyên "Đi vào mà tắm lửa đi đã!" - vào là... vào chiến khu. Vậy là tôi vào hẳn chiến khu Quảng Bình. Ở đó, có những đêm lửa trại rất lớn và tôi luôn được các cô nữ sinh Trường Phan Bội Châu (trong chiến khu) chú ý bởi tài đàn hát của mình. Bị các cô "đeo bám' quá tôi làm Sơn nữ ca để bày tỏ chí hướng của mình: "Sơn nữ ơi! làm chi cho đớn đau lòng trong một thời gian rồi thương rồi nhớ. Sơn nữ ơi! Thời cơ đến rồi, đợi ngày ra tay". Thật ra, các cô đều là nữ giữa chiến khu nên tôi gọi các cô là "sơn nữ" cho... thi vị!".
    Trần Hoàn sinh ở Quảng Trị, huyện Hải Lăng nổi tiếng với câu hát của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương: "Hải Lăng mồ chôn thôn xóm - cát trắng ven làng máu hoen - dân làng yên vui - giặc lên tàn phá…". Nhạc sĩ vào tuổi thanh xuân lúc đất nước vào cuộc kháng chiến và nổi tiếng với bài "Sơn nữ ca". Đam mê nhạc sĩ Văn Cao đến nỗi, chàng thanh niên Nguyễn Tăng Hích ấy đã lấy chữ "trần hoàn" trong câu "Lưu Nguyễn quên Trần Hoàn" ở ca khúc "Thiên Thai" nổi tiếng của Văn Cao làm tên tác giả âm nhạc cho mình. Và cái tên ấy gắn bó với ông, để chúng ta có một nhạc sĩ Trần Hoàn như ngày hôm nay. Năm 16 tuổi ông đã viết được những ca khúc đầu tay như: Trên đường về, Học sinh vui tươi... 17 tuổi đã có bài hát đầu tiên được xuất bản (Hồn nước - 1946). Nhạc sĩ Trần Hoàn cho biết: "Tôi tự học là chính, chỗ nào chưa hiểu thì có nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương (tác giả Đêm đông) giúp đỡ. Thế hệ chúng tôi lúc đó đâu có điều kiện để học âm nhạc theo kiểu chính quy như bây giờ".
    Trần Hoàn.
    Một đêm trong rừng vắng, ánh trăng chênh chếch đầu ghềnh thấp thoáng bóng cô sơn nữ miệng cười xinh xinh. 
    Một đêm trong rừng núi, có anh lữ khách nhìn trời xa xa ngắm trăng say đắm một mình bâng khuâng.
    Một đêm trong rừng vắng, có cô sơn nữ miệng cười khúc khích ngắm anh lữ khách rồi lòng bâng khuâng.
    Một đêm trong rừng núi, có anh lữ khách nhìn trời xa xa biết đâu sơn nữ nhìn
mình đăm đăm.
    Sơn nữ ơi...đời ta như cánh chim chiều phiêu bạc thời gian vun vút trời mây.
    Sơn nữ ơi...đừng làm thắc mắc cho lòng khô cạn từ nay nước mắt đầy vơị 

    Sơn nữ ơi...thời gian lôi cuốn bao lần bên rừng đầy hương bát ngát trời thu
   Sơn nữ ơi...đành lòng sống với bên rừng thơ mộng cùng hoa với lá ngàn hương.
   Hãy nhìn trăng lên, rồi lu mờ dần. Hãy nhìn mây bay, thiết tha về ngàn chờ đợi tay người sơn nữ. Khi nhìn chim bay, bay đi tìm đàn, khi nhìn gió cuốn lá thu rời cành cuộn bay lên người sơn nữ.
   Sơn nữ ơi...làm chi cho đớn đau lòng trong một thời gian rồi thương rồi nhớ.
   Sơn nữ ơi... hoàng hôn xuống dần... đợi chờ ai đây???

Nguồn bài tại Facebook Quang Minh Tu Le 

0 comments:

Post a Comment