Tác giả bài viết: Trần Thu Dung
Trang phục dân tộc thiểu số ở Việt Nam thường nhiều màu rực rỡ vui vẻ. Với ý nghĩ đó tôi hào hứng đi Bắc Kan với nhà văn dân tộc Dương Thuần mang theo hy vọng được ngắm nhìn các nhà sàn đẹp và những chiếc váy xòe màu sắc trên bản. Đường dài, vòng vòng qua núi, gần nửa ngày đường tôi chẳng thấy nhà sàn, chỉ thấy toàn nhà bê tông, nhà lớp ngói, lợp tôn lổn nhổn hai bên đường quốc lộ với lèo tèo với mấy cái quán án sơn lem nhem, có khi lợp bằng tôn trong bày bán mấy thứ linh tinh trước cửa. Đến nơi chúng tôi được đón tiếp ở khu nhà tầng như khu tập thể dưới Hà Nội thời bao cấp. Chúng tôi đến một nơi như doanh trại cũ của Pháp trước kia. Thị trấn chẳng còn bóng nhà sàn, cũng chẳng thấy bóng áo chàm. Các cháu người dân tộc và mọi người đều mặc quần áo như người Kinh. Kinh hóa và xi măng đến tận đỉnh núi. Ngày hôm sau đúng phiên chợ, tôi mới thấy một phụ nữ đứng tuổi mặc bộ váy người Dao, đeo vòng rất ấn tượng, và lác đác vài người mặc trang phục dân tộc Tày. Chiều đi vào bản Hon, thăm nhà một trưởng bản, tôi mới tận mắt thấy cái nhà sàn giữa núi rừng. Phụ nữ Tày đứng tuổi ở đây còn giữ nếp sống cổ xưa không ra tiếp khách. Cụ trưởng bản Hon đón chúng tôi. Trời đã chập choạng tối, thấp thoáng một người đàn bà mặc áo chàm đi lên xuống địu giỏ ngô khô mang cất lên góc nhà sàn để chuẩn bị làm rượu. Bây giờ tôi mới hiểu, trang phục Tày hết sức đơn giản, chỉ có đơn thuần một màu chàm. Trang phục giống nhau cho cả ngày lễ, ngày tang, ngày cưới, lao động, chợ xuân…Nhà sàn người Tày |
Bar “chaumière” (QuánGianh) ngay bên bờ biển sát vách núi ở vùng Saint Lunaire, một vùng biển phía Tây Bắc nước Pháp, nơi có rất nhiều người đã từng có mặt ở Đông Dương. Trong khi nỗi nhớ Đông Dương cho họ một ý tưởng lợp nhà bằng gianh, và đặt tên Quán “Gianh”, chúng ta lại phá đi để xây quán nhà tôn làm hỏng cả quần thể của núi rừng phía Bắc. Tại sao chúng ta không nghiên cứu sử dụng kỹ thuật hiện đại kết hợp dùng nóc nhà gianh, xây kiểu nhà sàn, vẫn bền và giữ bản sắc dân tộc và thu hút được khách du lịch?
Nếu qua Paris chúng ta có thể gặp nhiều người phụ nữ Ấn độ vẫn khoác cái khăn, áo xà rông của họ ngoài phố, phụ nữ châu Phi mặc áo màu rực rỡ giữa thành phố văn minh đầy kiêu hãnh, ở Việt Nam chúng ta ít khi gặp người thiểu số mặc trang phục dân tộc đi ngoài thành phố lớn. Phải chăng họ bị mặc cảm vì sự xa lạ giữa quần thể người Kinh đông đúc? Người Việt vốn hay tò mò nhìn họ, xem là dân trên núi xuống. Họ chỉ thay trang phục khi có yêu cầu buổi dạ hội, và có xe đến đón đi biểu diễn, hoặc đến nơi mới thay, họ không mặc trang phục ra đường. Ngày nay nhiều người mặc áo chũi, vải thô mát, kiểu dân tộc ở thành phố đã tạo ra một cái nhìn quen thuộc. Nhưng những tấm áo dài phụ nữ dân tộc hầu như không thấy xuất hiện ngoài đường. Tất nhiên do điều kiện giao thông, trang phục phụ nữ dân tộc không thể chen lấn ô tô buýt hay tàu xe, nhưng tại sao họ lại bắt chước trang phục phụ nữ phương Tây mặc váy ngắn dài đi làm bằng xe máy, xe đạp được, nhưng lại ngại mặc quần áo dân tộc của chính họ? Sự quen mắt và lạ đẹp sẽ trở thành mốt. Phụ nữ Kinh giờ đây sành điệu cũng sử dụng vòng bạc khuyên bạc kiểu dân tộc, khoác túi thổ cẩm đa sắc, trông vừa hiện đại vừa dân tộc tính khi đi chơi. Chúng ta biết mang trang phục thổ cẩm ra giới thiệu với người phương Tây, nhưng lại ngại giới thiệu với dân cả nước cùng đồng bào mình. Phải chăng người Kinh chỉ trọng Tây mà coi thường người dân tộc? Thế nhưng khi ra nước ngoài thì người Kinh lại mang túi, khăn, áo, quần thổ cẩm làm quà cho bạn Tây. Người dân tộc đang nắm trong tay cái bảo vật quý, quốc hồn quốc túy mà họ không biết trân trọng.
Dân tộc Bách Việt vốn đa màu sắc, tại sao chúng ta không khuyến khích mọi người mặc áo dân tộc ngoài phố để giúp phát triển kinh tế các vùng dân tộc và giữ bản sắc phong phú các dân tộc mà lại đi nhập cảng tràn lan những áo rẻ tiền bắt chước dân tộc thiểu số và nhuộm rổm bằng hóa Trung Quốc sản xuất. Ngày hội vui, tại sao mọi người cứ phải thích hóa trang kiểu Tây không hóa trang làm 54 dân tộc, vừa lôi kéo khách du lịch vừa đậm đà bản sắc dân tộc. Cái gì ban đầu lạ, nhưng dùng nhiều thành quen mắt và trở thành quốc túy. Phở, nem Việt Nam được thế giới biết đến như thịt bò Kobe, Pizza, Mac đô, được biết đến ở Việt Nam hiện nay. Chữ “nõn, nường” trở thành thông dụng trong ngôn ngữ người Kinh. Vậy để phát huy và giữ bản sắc dân tộc, phải chính bản thân người dân tộc phải nỗ lực và tự hào cái mình hiện có, đem nó từ cái không phổ biến của dân tộc ít người trở thành cái phổ biến, như vòng bạc, áo khăn thổ cẩm và các món ăn đặc sản của núi rừng. Trong khi trang phục của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam tuyệt diệu ít được khai thác, thì quần áo trang phục Tây thì được bày bán nhan nhản và toàn sản xuất từ Trung Quốc. Tiếng Việt phong phú, nhưng các chương trình giải trí trên vô tuyến lại dùng tiếng Anh dân dã xen vào như“yes” rồi vỗ tay vào nhau đánh chát, chưa kể người dẫn chương trình (gọi là M.C) còn phát âm chưa chuẩn ngoai ngữ, đôi khi gây nực cười như “ Việt Nam ai đần (idol)…
Nếu qua Paris chúng ta có thể gặp nhiều người phụ nữ Ấn độ vẫn khoác cái khăn, áo xà rông của họ ngoài phố, phụ nữ châu Phi mặc áo màu rực rỡ giữa thành phố văn minh đầy kiêu hãnh, ở Việt Nam chúng ta ít khi gặp người thiểu số mặc trang phục dân tộc đi ngoài thành phố lớn. Phải chăng họ bị mặc cảm vì sự xa lạ giữa quần thể người Kinh đông đúc? Người Việt vốn hay tò mò nhìn họ, xem là dân trên núi xuống. Họ chỉ thay trang phục khi có yêu cầu buổi dạ hội, và có xe đến đón đi biểu diễn, hoặc đến nơi mới thay, họ không mặc trang phục ra đường. Ngày nay nhiều người mặc áo chũi, vải thô mát, kiểu dân tộc ở thành phố đã tạo ra một cái nhìn quen thuộc. Nhưng những tấm áo dài phụ nữ dân tộc hầu như không thấy xuất hiện ngoài đường. Tất nhiên do điều kiện giao thông, trang phục phụ nữ dân tộc không thể chen lấn ô tô buýt hay tàu xe, nhưng tại sao họ lại bắt chước trang phục phụ nữ phương Tây mặc váy ngắn dài đi làm bằng xe máy, xe đạp được, nhưng lại ngại mặc quần áo dân tộc của chính họ? Sự quen mắt và lạ đẹp sẽ trở thành mốt. Phụ nữ Kinh giờ đây sành điệu cũng sử dụng vòng bạc khuyên bạc kiểu dân tộc, khoác túi thổ cẩm đa sắc, trông vừa hiện đại vừa dân tộc tính khi đi chơi. Chúng ta biết mang trang phục thổ cẩm ra giới thiệu với người phương Tây, nhưng lại ngại giới thiệu với dân cả nước cùng đồng bào mình. Phải chăng người Kinh chỉ trọng Tây mà coi thường người dân tộc? Thế nhưng khi ra nước ngoài thì người Kinh lại mang túi, khăn, áo, quần thổ cẩm làm quà cho bạn Tây. Người dân tộc đang nắm trong tay cái bảo vật quý, quốc hồn quốc túy mà họ không biết trân trọng.
Dân tộc Bách Việt vốn đa màu sắc, tại sao chúng ta không khuyến khích mọi người mặc áo dân tộc ngoài phố để giúp phát triển kinh tế các vùng dân tộc và giữ bản sắc phong phú các dân tộc mà lại đi nhập cảng tràn lan những áo rẻ tiền bắt chước dân tộc thiểu số và nhuộm rổm bằng hóa Trung Quốc sản xuất. Ngày hội vui, tại sao mọi người cứ phải thích hóa trang kiểu Tây không hóa trang làm 54 dân tộc, vừa lôi kéo khách du lịch vừa đậm đà bản sắc dân tộc. Cái gì ban đầu lạ, nhưng dùng nhiều thành quen mắt và trở thành quốc túy. Phở, nem Việt Nam được thế giới biết đến như thịt bò Kobe, Pizza, Mac đô, được biết đến ở Việt Nam hiện nay. Chữ “nõn, nường” trở thành thông dụng trong ngôn ngữ người Kinh. Vậy để phát huy và giữ bản sắc dân tộc, phải chính bản thân người dân tộc phải nỗ lực và tự hào cái mình hiện có, đem nó từ cái không phổ biến của dân tộc ít người trở thành cái phổ biến, như vòng bạc, áo khăn thổ cẩm và các món ăn đặc sản của núi rừng. Trong khi trang phục của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam tuyệt diệu ít được khai thác, thì quần áo trang phục Tây thì được bày bán nhan nhản và toàn sản xuất từ Trung Quốc. Tiếng Việt phong phú, nhưng các chương trình giải trí trên vô tuyến lại dùng tiếng Anh dân dã xen vào như“yes” rồi vỗ tay vào nhau đánh chát, chưa kể người dẫn chương trình (gọi là M.C) còn phát âm chưa chuẩn ngoai ngữ, đôi khi gây nực cười như “ Việt Nam ai đần (idol)…
Người Việt hầu như ai cũng giữ tục lệ thờ cúng tổ tiên. Hồn các cụ về tưởng bị lạc đường, nhầm nhà vì ngôn ngữ loạn tiếng Anh nhiều. Người ta thi nhau dịch trinh thám, chuyện rùng rợn ở phương Tây, trong khi các dân tộc ít người có nhiều chuyện truyền khẩu ly kỳ hấp dẫn không kém. Dương Thuấn nhà văn dân tộc Tày, đã chịu khó sưu tầm ghi chép lại thơ, truyện truyền khẩu, cùng phong tục của dân tộc mình giới thiệu ra cho cả nước và thế giới biết. Lê Anh Hoài “quái gở” người Kinh đi ngược xu hướng thức thời của thiên hạ bằng đem thơ mình nhờ dịch ra tiếng thiểu số. Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp hấp dẫn, nổi tiếng nhờ chất ly kỳ rùng rợn của rừng tác giả tích lũy được sau nhiều năm chung sống với đồng bào thiểu số. Trong đại đa số người cầm bút đương thời muốn sách được dịch tiếng Anh tiếng Pháp để nổi tiếng, Lê Anh Hoài lặn lội nhờ dịch thơ mình ra tiếng Kmer, Lô Lô, K’Ho, Nôm để góp phần nhỏ bé vào việc gìn giữ bản sắc ngôn ngữ dân tộc và hòa nhập dân tộc. Tác giả chọn những tựa đề đầy tính dân tộc chứ không phải như vài nhà văn nhà thơ gốc dân tộc nhưng không nói được tiếng dân tộc và lấy tiếng Anh làm tựa đề cho tác phẩm của mình…Tựa cuốn sách “Mành mành mành” gợi cảm giác những mành trúc đung đưa leng keng trước gió đầy tính dân tộc thay vì tấm rèm cửa (ri đô) mỏng bay phất phơ kiểu phương Tây. Đó là khát vọng của một số người cầm bút tâm huyết với văn hóa ngôn ngữ dân tộc, yêu thiên nhiên muôn màu và hòa hợp các dân tộc.
Sự tồn tại của bản sắc riêng của hồn dân tộc đánh dấu sự hiện diện của nó. Hương hoa hồng khác hoa nhài, hoa cúc, hoa lan. Hoa bưởi, hoa chanh, hoa thiên lý có cái đẹp cái thơm riêng nồng ngát. Thiên nhiên đẹp vì đa màu sắc, đa hương. Hoa nào cũng thơm, cũng đẹp, cũng mang tính nhân bản và hữu ích riêng nếu ta biết nâng niu, trân trọng nó. Sự lai căng cũng tạo sắc thái riêng, nhưng sẽ giết dần bản sắc dân tộc. Tất cả mọi xu hướng đều quý, nhưng bản sắc dân tộc cần giữ như bảy nốt nhạc cơ bản làm nên bản nhạc giao hưởng hùng tráng hay thiết tha nhờ người soạn giả xuất chúng và cũng chỉ mấy màu cơ bản hòa quyện thành những bức tranh đẹp dưới tay người họa sỹ tài ba.
Phải xuất phát từ cái cơ bản, cái gốc mới tạo nên cái mới tuyệt đẹp hấp dẫn. Có rễ sâu cây cổ thụ mới sống lâu và vươn cao kiêu hãnh giữa bầu trời.
Sự tồn tại của bản sắc riêng của hồn dân tộc đánh dấu sự hiện diện của nó. Hương hoa hồng khác hoa nhài, hoa cúc, hoa lan. Hoa bưởi, hoa chanh, hoa thiên lý có cái đẹp cái thơm riêng nồng ngát. Thiên nhiên đẹp vì đa màu sắc, đa hương. Hoa nào cũng thơm, cũng đẹp, cũng mang tính nhân bản và hữu ích riêng nếu ta biết nâng niu, trân trọng nó. Sự lai căng cũng tạo sắc thái riêng, nhưng sẽ giết dần bản sắc dân tộc. Tất cả mọi xu hướng đều quý, nhưng bản sắc dân tộc cần giữ như bảy nốt nhạc cơ bản làm nên bản nhạc giao hưởng hùng tráng hay thiết tha nhờ người soạn giả xuất chúng và cũng chỉ mấy màu cơ bản hòa quyện thành những bức tranh đẹp dưới tay người họa sỹ tài ba.
Phải xuất phát từ cái cơ bản, cái gốc mới tạo nên cái mới tuyệt đẹp hấp dẫn. Có rễ sâu cây cổ thụ mới sống lâu và vươn cao kiêu hãnh giữa bầu trời.
Paris 26/05/2013
bài chuẩn quá em nhể!
ReplyDeleteđúng vậy anh ạ. tác giả Trần Thu Dung khá tỉ mỉ
Delete