Mọi trao đổi xin liên hệ: bientaynguyen@gmail.com

Friday, July 26, 2013

CHUYỆN MA LIỆT SỸ

July 26, 2013

Share it Please
  1. Ở xóm mình có một chú gốc Bình Trị Thiên từng là lính đánh Mỹ ở Tây Nguyên. Hòa bình thì chú ở lại Dak Lak và xin vào làm công nhân trồng cà phê ở cùng đội sản xuất với Ba mình và cũng là hàng xóm của nhà mình luôn. Không biết tâm tình của chú ra sao nhưng người trong vùng cứ quen gọi chú là Bình Mát. Có lẽ là vì chú có những phát ngôn và hành động không bình thường. Chuyện kể rằng...Hễ vợ của chú mà sang Gia Lai đi ghép chồi cao su thuê thì ở nhà thế nào chú cũng nấu rất nhiều cơm. Nấu ba bốn nồi. Nấu bằng hết gạo thì thôi. Người ta hỏi vì sao thì chú nói nấu cho đồng đội ăn, bọn hắn đói, tối mô cũng đến trước cổng nhà xin cơm. Có nhiều hôm hai mắt chú ấy đỏ gay như người “lên đồng”. Công ty có phát đồ bảo hộ lao động cho công nhân. Nhưng chú không mặc. Từ xưa đến giờ chỉ thấy chú mặc bộ quần áo màu xanh của lính ngày xưa, nó bạc màu lắm rồi nhưng chú vẫn mặc. Có hôm chú diện đồ mới thì cũng là một bộ Rằn Ri như lính đặc công. Hình như chú hãy còn bị ám ảnh bởi hồi ức chiến tranh
   2. Ở chỗ mình, trước đây là đồn điền cà phê có từ thời Pháp thuộc, lúc đánh Mỹ thì nó là của Mỹ. Giải phóng xong thì nó là của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Viêt Nam. Nơi này cách sân bay Hòa Bình cũ (nay là cảng hàng không Buôn Ma Thuột) 15 km, cách kho Mai Hắc Đế 18 km. Mình nghĩ khi xưa chắc đánh nhau ở vùng mình cũng ác liệt lắm. Bằng chứng là lâu lâu các chủ hộ đi chăm sóc cây cà phê vẫn hay bắt gặp quân hàm và vỏ đạn. Người ta kháo nhau rằng ở đây chết nhiều lắm. Đến mùa thu hái cà phê, người ta phải dựng lán (chòi) cảnh vệ để giữ cho cà không bị hái trộm. Đêm đêm phải đi gác lô. Có người trúng gió khi đang ngủ và chết bất đắc kỳ tử. Thế là họ đồn có ma. Rồi có người lại kể rằng ở ngoài lô cà phê hay có những tốp người nắm tay nhau cười nói vui vẻ đi bộ từ nơi này sang nơi khác. Họ bảo đó là ma của những người lính chết trong chiến tranh. Có quan niệm rằng chết ở đâu thì hay bị giam giữ ở quanh nơi chết chứ khó mà được về nơi thờ tự của gia đình. Phải làm lễ cầu siêu ngay nơi chết thì may ra mới thoát bị giam ở nơi chết được. Ấy là mình nghe nói thế. Chứ có biết đâu. Nghe nói có ma là mặt xanh như mông nhái. Co rúm người và trùm chăn niệm Nam Mô A Di Đà Phật rồi.
   3. Vì nghe người ta kể nên mình chẳng rõ cho lắm. Nhưng sáng nay 26/7/2013, mở trang facebook ra. Bắt gặp hình ảnh những người lính năm xưa trở về đôi bờ sông Thạch Hãn để kết hoa rồi thả xuống sông cho đồng đội. Và thấy cả cái xe có gắn băng rôn với đại ý nội dung là xe đưa đón hài cốt liệt sỹ. Thấy thương thương, tội tội. Mình là thế hệ trẻ. Sinh ra và lớn lên sau chiến tranh. Chẳng biết gì cả. Thấy họ làm sao thì mình làm vậy. Thấy họ nhỏ nước mắt thì mình rung động thế thôi chứ thực lòng mình không hình dung nổi chiến tranh là như thế nào. Cho dù có xem phim ảnh và đọc báo chí, sách hồi ký chiến tranh đi chăng nữa mình vẫn thấy chiến tranh là một cái gì đó xa lạ. Nhưng cho phép kẻ hậu sinh này có lời tri ân đến những người đã từng tham gia chiến đấu vì quê hương đất nước. Cầu mong cho hương hồn các anh các chị (cho phép tôi được xưng hô như thế vì họ đã ra đi lúc còn quá trẻ, trạc tuổi tôi chứ mấy) ở bên kia thế giới được siêu thoát. Đầu thai trở lại để được làm đứa con của thời bình như tôi.
   4. Mình muốn lạm bàn đôi chút về chuyện hàn gắn vết thương sau chiến tranh. Ở nơi nào thì mình không biết chứ nơi mình sống. Người ta vẫn quan trọng chuyện lý lịch để được làm Đảng viên lắm. Có người nói với mình thế này, hễ là người Nghệ Tĩnh (Nghệ An và Hà Tĩnh) thì xin kết nạp Đảng dễ hơn vì người ta nhớ đến phong trào xô viết Nghệ Tĩnh, người ta cho rằng Nghệ Tĩnh là cái nôi cách mạng. Còn người gốc Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên thì bị thẩm tra lý lịch khó khăn vô cùng. Người ta kỳ thị đến mức người Quảng Nam ở chỗ mình hễ nghe nói đến chuyện lấy vợ lấy chồng bộ đội, công an là mặt mệt mỏi vì điều tiếng Quảng Nam toàn dân ngụy. Ngoa ngôn lộng ngữ!. Họ cứ kỳ thị người Quảng Nam “theo ngụy” nhiều nhưng Quảng Nam lại là một trong những tỉnh có nhiều bàn thờ liệt sỹ nhất cả nước. Hòa bình rồi, chúng ta có thể cởi trói cho thế hệ mai sau khỏi những điều tiếng ấy không nhỉ? Nếu chúng ta còn kỳ thị kiểu này thì chúng chưa thực sự thắng cuộc trong lòng dân đâu. Mà đế quốc Mỹ vẫn thắng trong mặt trận chia rẽ dân tộc, lấy người Việt trị người Việt. Không phải vì tôi gốc gác Nam Đàn, Nghệ An mà tôi viết như vậy mà tôi thiết nghĩ hận thù sẽ giết đi nhân tính các bạn ạ.
   5. Sau đây là một vài những hình ảnh mình mới cập nhật được trên mạng xã hội Facebook về những hoạt động của các cựu chiến binh hướng về đồng đội đã khuất của họ. Mời các bạn xem và cùng tri ân nhé các bạn:
Ra chợ mua hoa - Ảnh: Tùng Bách

Cắm những cành hoa đầu tiên - Ảnh: Tùng Bách

Tiến gần đồng đội - Ảnh: Tùng Bách
Nghiêng mình trước đồng đội - Ảnh: Tùng Bách

Thả hương hoa hay chính là nỗi nhớ đồng đội ra mênh mông sông nước - Ảnh: Tùng Bách

Hình như các anh đang hiện hữu bên những cành hoa - Ảnh: Tùng Bách

Yên nghỉ nhé các anh - Ảnh Tủng Bách

4 comments:

  1. Bạn trẻ thế hệ con cháu mà cảm nhận được những điều thiêng liêng cùa các chú các bác. Chiến tranh đã qua nhưng nỗi đau còn hằn trong mỗi người lính trận sự nhớ thương đồng đội...Hôm nay chú củng vừa nhận được tổng cộng 650.000đ gồm 200,000 cùa chù tịch nươc, 450,000 nghe bảo của thành phố. Năm nay không tổ chức họp mặt không quà cáp. Người còn sống càng cảm thương cho đồng đôi là vậy. Thôi cũng đủ cho một vòng hoa mấy nén nhang viếng hương hồn đồng đội.
    Chú cám ơn cháu với bài tự sự Ma liệt sĩ
    Chú lai muốn viết: Hồn thương binh nhưng thôi sợ các bạn tủi lòng ...
    Là đồng hương cháu.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cháu cảm ơn chú Nam Dinh đã ghé thăm trang và đọc bài viết. Trên đây chỉ là vài dòng cháu thấy sao thì viết vậy thôi chú ạ. Cháu thật lòng tri ân các thế hệ đi trước nhiều lắm. Cầu mòng cho những người đã khất được siêu thoát và người còn sống thì mạnh khỏe

      Delete
  2. Một bài viết tri ân về các anh hùng liệt sĩ, chiến tranh đã đi qua 38 năm rồi nhưng vẫn còn chưa tìm và tôn vinh các liệt sĩ đã hy sinh, còn nhiều LS chưa có tên...rất mừng là thế hệ trẻ các cháu thấy được vinh dự với việc tri ân người đã khuất cho sự nghiệp giải phóng và thống nhất đất nước,thế hệ đi trước cũng vững tâm và tự hào về lớp trẻ.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cháu cảm ơn chú đã đọc và chia sẻ nhé

      Delete