Dường như trong cuộc sống, cái lạ thường tồn tại bên cạnh những
cái quen, thị trường phải có hàng nội bên cạnh hàng ngoại nhập, nhà sách luôn
có hai kệ quốc văn và ngoai văn, bản tin thời sự nào cũng nói tình hình trong
nước rồi quốc tế. Và tôi băn khoăn, học ngoại ngữ để làm gì khi mà biết bao giờ
mới được “mò” sang cái nước ấy. Mò sang rồi thì liệu tôi có thể ứng khẩu ngay tức
thời với người nước ấy hay không. Nghe bảo ít nhất một tháng để hình thành phản
xạ ứng khẩu trong môi trường bản ngữ. Càng lớn tuổi thì độ thích ứng càng giảm.
Vậy việc học ngoại ngữ của tôi và của nhiều người có điều kiện công tác như tôi
xem ra là vô dụng. Nó chỉ hữu ích cho các kỳ thi sát hạch mà có môn ngoại ngữ
thôi. Để vượt qua kỳ sát hạch ngoại ngữ ấy cũng dễ, tất tần tật đều có thể làm
“trôi chảy” nhờ tiền. Đồng tiền ngang giá với mọi thứ. Chỉ có những kẻ khao
khát tình cảm mới nói rằng tiền không mua được tình cảm thôi.
Vấn đề là chẳng lẽ chúng ta từ cái thuở mới biết vắt mũi đã
phải đến trường để học ngoại ngữ nhưng học rồi trả chứ lại cho Thầy sao? Nhiều
cái thở dài và lắc đầu cùng với tiếng chép miệng buông thỏng trong vô vọng sau
khi nghe câu hỏi ấy. Nhưng có kẻ đã trả lời rằng học để vì nhu cầu được biết
ngoại ngữ, sau đó là hiểu ngoại ngữ và cuối cùng là chia sẻ cái sự hiểu của
mình cho mọi người. Kẻ không biết hoặc dốt ngoại ngữ thì có nhu cầu được biết
người nước ngoài nghĩ gì và viết gì. Còn người biết ngoại ngữ thì nắm được thị
hiếu này nên cung ứng. Bởi thế cho nên ngành dịch thuật ra đời. Nhưng khốn nỗi,
người ta chỉ coi dịch giả như một người đưa thư. Được trao thư thì người ta vui
mà thư chưa đến cũng chẳng ảnh hưởng gì cuộc sống của họ. Nhưng khi thư đến,
phong bì bị rách vá, người ta nắm tóc kẻ đưa thư để xét hỏi thậm chí là mạt sát
đầu tiên, xong đâu đấy mới nghi ngờ đến người gửi. Ngược lại, nếu bức thư
nguyên vẹn và nội dung thư truyền cảm, người nhận rối rít cảm ơn hoặc nhớ ơn
người viết mà quên đi ai đã làm cầu nối cho người gửi và người nhận. Nghề dịch
thuật cũng thế, đọc cuốn sách có lối văn phong dở, người ta nghi ngờ tài năng
người dịch rồi mới suy xét văn phong tác giả của ngôn ngữ gốc. Nếu thấy hay thì
người đọc lại tìm mọi cách liên lạc với tác giả của ngôn ngữ gốc. Vô hình
chung, người dịch chiếm vị trí rất bé trong lòng người đọc
Dân tộc Việt đã chịu nhiều đau khổ, nhưng có lẽ nỗi đau “con
phải học ngoại ngữ để hiểu cha viết gì” thì dai dẳng đến muôn đời. Hết Bắc thuộc
rồi giặc Tây đô hộ, ông cha ta bị ép dùng chữ của giặc để viết văn kiện, hậu quả
con cháu phải học ngoại ngữ để tìm hiểu lịch sử của nước nhà. Vậy nên nền dịch
thuật Việt Nam hình thành sớm và đến nay đã có nhiều tác phẩm có giá trị.
Văn học nước ngoài luôn song hành của văn học Việt Nam cho
nên văn đàn mấy hôm nay xôn xao về ngày Dịch Giả Quốc Tế 30/9. Giới dịch giả tổ
chức hội thảo để tôn vinh ngày của họ. Âu cũng là một hành động đúng để giữ gìn
và phát huy nền dịch thuật nước nhà.
Vậy ngày này có liên quan gì đến tôi? Tất nhiên là không phải
ngày của tôi nhưng mà tôi có quan tâm nhiều đến ngoại ngữ. Tôi thích tìm hiểu
thế giới bên ngoài vùng lãnh thổ Việt Nam. Tôi không có khả năng dịch nhưng lại
có niềm đam mê dịch. Kết quả là tôi cứ loay hoay mãi với con chữ. Người ta bảo
phải nắm vững văn hóa ngôn ngữ cần dịch và văn hóa nước mình thì mới có thể
chuyển ngữ được. Kiến thức văn hóa thì tôi nắm rất ít vì tôi vốn là đứa lười đọc
sách. Thế nên tốt nhất là trân trọng các dịch giả để sau này còn được các dịch
giả chia sẻ kinh nghiệm dịch thuật và những tác phẩm đáng đọc.
Nhân kỉ niệm ngày Dịch Giả Quốc Tế, tôi chúc nền dịch thuật
Việt Nam ngày càng có nhiều tác phẩm có giá trị. Chúc các dịch giả có nhiều sức
khỏe để dịch và viết.
Buôn Ma Thuột, 30/9/2013
Tây Nguyên Xanh
Hoan nghênh đã chú ý đến ngày dịch giả! Bác VN dịch mà chả thèm biết đến ngày này. Nhưng cái lí học ngoại ngữ và dịch thì SAI to. Việt Nam có bị Anh đô hộ đâu, có dùng tiếng Anh để sáng tác văn chương đâu, sao nay con cháu đổ xô đi học tiếng Anh? Cũng chả phải vì cha ông viết bằng chữ Hán mà ở VN dịch thuật phát triển. Dịch từ Nga, Trung, Pháp, Tây Ban Nha, Ba Lan, Tiệp...
ReplyDeleteNhận xét vài dòng thế thôi!
Dạ. cháu cảm ơn lời nhận xét chân thành của bác ạ
Delete