Mọi trao đổi xin liên hệ: bientaynguyen@gmail.com

Thursday, September 26, 2013

CHUYỆN BO

September 26, 2013

Share it Please
H'Tây Niê: Một bài viết đáng đọc!
PHẠM PHÚ QUẢNG      Bo, là tiền bo, tiền boa hay tiền Tip trong tiếng Anh và Pourboire trong tiếng Pháp.
    Trong tiếng Anh, Tip có nhiều nghĩa khác nhau, trong đó còn có nghĩa: một bộ phận hay một miếng nhỏ lắp vào đầu một thứ gì đó. Đại loại là thêm. Trong tiếng Pháp, tiền “Bo” là pourboire, nghĩa là để uống nước, ngụ ý để người ấy giải lao sau khi phục vụ mình. Trong Nam đọc là “puộc boa”, ngoài Bắc đọc là “puốc boa”. Dân ta thủ tục hành chính thì thích rườm rà, nhưng đọc chữ thì thích ngắn gọn nên mới thành “bo” hay “boa” bây giờ.
    Hành động “bo” nói chung là một việc làm tốt đẹp, và đôi khi còn là một nghĩa cử cao thượng. Và người hay bo thường được gọi là ga lăng. Cái hay của bo là nếu biết cách tận hưởng chúng, nghĩa là làm cho đúng thì người bo hay người được bo đều cảm thấy rất happy. Tuy nhiên bo cũng có dăm bảy kiểu bo và nhận bo cũng vậy. Sai một li là kẻ bo hay kẻ nhận đều có thể hết vui.
    Mặc dù bản chất của bo chỉ là một chút tiền lẻ, các nước còn dùng tiền xu thì tiền xu là thứ tiền rất hay được dùng để bo. Mình cứ hay nhớ đến cái cảnh trong mấy phim cao bồi cũ, một anh cao bồi sành điệu miệng ngậm xì gà búng một đồng xu cho đứa bé bán giày hay tung một đồng xu dứ dứ thằng bé bán báo để moi thông tin. Nhưng bây giờ tiền bo đã biến tướng nhiều, có thể giờ đây khi nói đến bo là người ta nói đến đẳng cấp của người bo. PN Vượng hay NQ Cường không thể rút túi bo mười hai mươi nghìn đồng VN được. Vì ngày mai báo chí nó ngoác cái con chữ ra thì nhà đéo bán được! Chính vì vậy nên rất nhiều người Việt Nam nổi tiếng, bản chất vốn cực kỳ kẹt xỉ, hễ thấy người tàn tật bán tăm thì ngậm ngay miệng lại vì sợ họ thấy chút rau muống xanh lè còn dắt nơi kẽ răng nhưng vẫn phải nghiến răng kèn kẹt rút năm chục một trăm cho ăn xin chỗ đông người. Cá biệt có những người tiền cũng chẳng biết để làm gì nhưng rất hay quên bo. Điển hình là vụ mới đây nhất, Zuckerberg đã nổi tiếng ở Rome vì liên tục quên bo trong tuần trăng mật ở đây. Anh chàng có khối tài sản trị giá gần 20 tỉ USD này đã hào phóng chi tiền cho một bữa ăn cùng vợ mới cưới trong tuần trăng mật hết 32 Euro(khoảng 800.000 đồng VN, bằng giá một miếng sushi gắp trên rốn một cô người mẫu vừa tắm), khen rất ngon… và quên bo! Cũng có thể anh này muốn các cổ đông thấy người cầm lái con thuyền biết tằn tiện.
     Tất nhiên có người keo kiệt thì cũng có những người rất hào phóng, tài tử mà mình rất khoái xem là Johnny Depp, đã từng hào phóng bo cho một bồi bàn tới 4.000 USD khi ăn ở một nhà hàng nào đó và chẳng vì lý do nào.
Johnny Depp
     Văn hoá bo hiện nay đã rất đa dạng sắc màu. Nghe nói rằng Úc là nước khá văn minh nhưng lại là nơi có level bo của thời tiền sử Bắc Việt. Nơi hay được bo nhiều nhất có lẽ là Las Vegas và Macau, ở đó thường xuyên có các ông mang tiền mồ hôi nước mắt của dân đi quay rulet và nặn xì tố.
      Các cô làm phục vụ muốn được bo nhiều thì cần có một số thứ phải điều chỉnh cho phù hợp thị hiếu người bo. Trong tác phẩm “Mười một phút”, một cô Philippines đã tử tế khi mách cho Maria rằng “Hãy nhớ, rên có thể kiếm thêm được 50 Franc”. Rồi cũng có thứ phải tăng lên, có thứ phải giảm xuống, có thứ phải to ra và có thứ lại phải nhỏ lại, có thứ phải thật thấp và có thứ lại phải thật cao thì mới được bo nhiều. Đó là chiều dài của đùi và chiều cao của giày cao gót phải tăng lên, cao độ của cổ áo phải giảm xuống. Vòng một, vòng ba phải to ra, vòng hai phải nhỏ lại. Cúi phải thật thấp và chổng phải thật cao. Được như vậy thì chẳng lo má ở nhà thiếu ti vi màu.
      Đối với người Việt thì việc bo gần như chẳng mấy khi đúng lúc, đúng nơi, đúng người, đặc biệt đối với người Bắc. Người Nam nói chung vẫn ít nhiều chịu ảnh hửng của chế độ cũ nên nói như họ thì vẫn “dễ thương” hơn rất nhiều. Vào đó chúng ta có thể thường xuyên gặp cảnh một vài ông già đạp xích lô áo rách quần thủng đít cuối chiều rủ nhau làm cốc bia vỉa hè nhưng khi đứng dậy vẫn bo cho cô phục vụ một vài chục tiền lẻ và tận hưởng cảm giác ngọt ngào của câu cảm ơn trước khi về với sư tử. Trong khi đó ở Bắc thì chuyện một ông cực kỳ đắt tiền đi xe Roll Roy, phụ kiện rặt chữ tây ngồi chờ đến 5 phút chỉ để lấy lại vài nghìn tiền thừa là việc hiển nhiên.
     Ngày trước mình mê chơi bi-a. Từ Nam chí Bắc đều nhẵn mặt. Như một con phò đẹp, đâu có mình thì ở đó sẽ đông khách đến chơi. Nguyên nhân thì mình sẽ nói ở bài khác chuyên sâu về bi-a, ở đây mình chỉ nói đến cái sự bo mà thôi. Là thế này, bọn hay chơi bi-a, mê bi-a, thường là hay đánh độ, đánh ăn tiền, có khi là rất nhiều tiền. Thế nên chuyện thanh toán mà bo cho nhân viên xếp bi một vài chục thì chẳng có gì lăn tăn. Dân cờ bạc đều vậy cả. Kẻ thắng tất nhiên vui mà bo, tiền trên trời rơi vào đầu tiếc làm gì. Còn kẻ thua, đã thua một vài chục triệu hay một vài triệu, thêm một vài chục nghìn đáng là bao, lại được tiếng anh này thua mà vẫn ga lăng. Hôm sau yên tâm ăn bánh mì kẹp hay uống sinh tố không có mùi nước bọt của đứa bê đồ. Chính thế nên dù Nam hay Bắc, phục vụ bi-a vẫn hay được bo tiền. Bắc thì vài nghìn, vài chục nghìn, Nam có thể vài trăm thậm chí vài triệu. Ấy, cái chốn dễ bo đến như vậy nhưng dân Bắc cũng có những thằng ki đến mức nói ra khó tin. Ngày đó trong bọn chơi cùng có con của một xếp to nhất của một nơi cực kỳ to, chỉ sau mỗi Thủ tướng. Đi xe Range Rover độ đời cao nhất. Cũng là dân nghiện bi-a, tiền tiêu bằng mồm toàn chục tỷ, mỗi khi cầm bill thanh toán tiền bàn đều cộng mất nửa tiếng. Tổng bill là 2.554.000 đồng thì đưa năm tờ năm trăm và một tờ năm chục. Nói với đứa xếp bi là “Em bù hộ anh mấy nghìn nhé”. Đến nỗi các em xếp bi cứ đùn đẩy nhau mỗi khi phải phục vụ bàn thằng này. Mình hỏi thì thằng này bảo là “Chúng nó sợ em đấy mà”. Gớm, bố ông mà tiết kiệm cho dân thế thì tốt!
     Cho nên người Bắc chẳng mấy khi được tận hưởng cảm giác thực sự của một thượng đế.
     Mình nói người Việt bo không chuẩn toàn diện là vì thường những người hay bo và thoáng nhất là các cậu ấm, dân cờ bạc, tức là những đồng tiền không phải do họ kiếm được bằng sức lao động. Là người bo bản chất chưa đủ tư cách bo. Còn những người làm ra tiền, thậm chí rất nhiều tiền thì lại chẳng chịu bo. Những nơi đáng bo như người phục vụ nhà hàng, khách sạn, người phục vụ phòng, người xách đồ, người trông xe, dắt xe… thì không bo. Trong khi vào bar, hát ôm, massage, gội đầu, ngoáy tai, rửa đít… lại bo quá nhiều. Không tin bạn cứ hỏi mấy người chuyên bê đồ cho khách ở khách sạn mà xem, có mấy khi họ được bo, nhất là mấy khi được ông nói giọng Bắc bo. Bắc Trung Bộ lại càng không! Vì thế nên mấy ông Nam nhập cư keo kiệt thường giả giọng Bắc mỗi khi quên bo. Như vậy đỡ bị chửi hơn.
     Mình cũng không phải Nam, mà còn là Bắc Trung Bộ, là cái nơi gần như chẳng ai hiểu bo là gì. Đáng ra không nên nói hết cái hay cái đẹp của người mình ra, thiên hạ họ học mất. Nhưng không nói cũng chẳng được. Ngày mình ở Sài Gòn, có ông Chủ tịch HĐQT, Tổng GĐ một doanh nghiệp có cỡ ở Vinh vào Sài Gòn công tác. Ngồi uống bia với mình, xong thanh toán mình trả tiền còn thừa tám chục, xong ra xe chờ mãi mới thấy ông ra. Tưởng ông đi đái, ai ngờ ra ông đưa lại mình bốn tờ hai mươi nghìn. Cho nên sau này hễ đi ngồi cùng mấy ông Bắc là mình phải để ý. Nếu mình trả tiền thì cứ đuổi hết các ông ra trước, còn nếu các ông trả tiền thì mình phải chuẩn bị sẵn tiền bo. Chờ các ông ra hết thì bo rồi ra sau. Chuyện bo thì dài lắm, nhưng câu chuyện tiền bo sống động và phản ánh đúng nhất bản chất sự bo của người Bắc lại được diễn ra tại một nơi xa xôi lắm lắm. Câu chuyện thế này:
     Cách đây một số năm, tại Pháp diễn ra một cuộc hội nghị cấp cao, rất cao về một chủ đề gì đó cũng rất quan trọng. Những người tham gia hội nghị của các nước có mặt cũng ở cấp rất cao. Hội nghị bố trí nơi ăn chốn ở cho đại biểu rất chi là văn minh và pờ phẹc. Tất cả các đại biểu được bố trí ở tại một số khách sạn 5 sao trong nội thành Paris. Được thưởng thức những bầu vú tuyệt đẹp của các bức tượng trên cầu Alexandre Đệ tam, được chiêm ngưỡng những thanh sắt hoen rỉ của tháp Eiffel, và được ăn các món ăn ngon của các đầu bếp danh tiếng tại đây. Tuy nhiên, chẳng riêng gì vợ mà cái gì lâu cũng chán. Ngày ngày nhìn vú giả thép thật tuy chán nhưng còn khả dĩ tưởng tượng ra vài thứ vớ vẩn. Còn cứ ăn riết mấy thứ bơ sữa thì ngán vãi thài lài. Với bối cảnh đó, trong một khách sạn năm sao đã có hai VIP nói với nhau bằng tiếng Việt thế này:
      - Ông này, tôi chán lắm mấy món ăn ở đây rồi. Hôm nay tan họp sớm hay ông và tôi đi kiếm miếng gì ăn đi. Cỡ tôi và ông tiền hàng đống sao phải khổ thế!
      - Tôi cũng thế, nhưng ông biết tiếng Pháp không?
      - Không!
      - Tôi cũng vậy, làm sao đi đây?
      - Ông yên tâm, tôi nghe nói tiếng Pháp dễ lắm, chỉ cần thêm chữ “lơ” vào trước là xong.
      - Thế thì đi.
   Hai ông này đi bộ qua vài con phố thì gặp một nhà hàng trông rất sang trọng với một bảng thực đơn to bằng hình ảnh dựng phía ngoài. Liếc qua có cả cơm, canh và rau thì mừng quá liền bước vào. Chọn một bàn có view đẹp, hai ông tần ngần nhìn nhau. Một lúc thì ông “lơ” mạnh dạn hắng giọng và lơ lớ gọi:
       - Lơ bồi.
   Một anh bồi rất đẹp trai có cặp mắt Á Đông chạy đến tắp lự với tốc độ của running man V.X.Tiến. Kính cẩn gập mình chào.
       - Lơ cơm.
   Anh bồi tíu tít chạy đi một phút sau xuất hiện với tô cơm trắng phau trên chiếc khay bạc.
   Ông còn lại rất khoái chí và cũng gọi:
       - Lơ canh.
   Anh bồi lại tíu tít chạy và cũng chỉ một phút sau xuất hiện với bát canh nóng hổi.
       - Lơ rượu vang.
            …
   Cứ như vậy, lần lượt các loại lơ thức ăn đồ uống được mang ra. Hai vị thực khách say sưa thưởng thức bữa ăn theo ý muốn sau bao nhiêu ngày bị tây hoá. Ước chừng lưng lửng bụng, hai ông nhìn nhau mãn nguyện, giơ ly rượu vang cuối cùng, chúc nhau vài câu sáo rỗng và cùng chê bai mấy ông khác cùng đoàn vì đã không biết tận hưởng cuộc sống tươi xinh.
   Rủ nhau vào nhà vệ sinh, đái một bãi cho bớt nặng bụng, hai ông gọi:
      - Lơ thanh toán.
   Anh bồi lập tức di chuyển và chỉ khoản 30 giây sau đã xuất hiện với nụ cười rạng rỡ cùng tờ bill trên tay.
Bữa ăn của hai vị thực khách hết tổng cộng 59 Euro. Ông lơ móc ví đưa cho anh bồi 60 Euro, đưa mắt nhìn dòng người bộ hành ngoài cửa sổ. Anh bồi nhận tiền và biến mất một lúc khá lâu rồi quay lại với chiếc khay chứa một mớ tiền xu lẻ óng ánh.
   Ông lơ kiên nhẫn nhặt từng đồng cent lẻ trong ánh mắt nhấp nhổm của anh bồi. Nhặt đến đồng cuối cùng, vừa đứng lên ông lơ vừa nói với bạn:
     - Ông thấy không, tiếng Pháp dễ lắm. Lơ muôn năm!
   Hai ông mãn nguyện rời nhà hàng. Anh bồi vẫn kính cẩn sát nút theo sau. Qua cửa chính, anh bồi gập mình với điệu bộ hết sức cung kính và nói nhỏ với hai vị thực khách:
     - Lơ lơ cái con cặc. Bố tao mà không đi lính Lê Dương, hiếp mẹ tao thì chúng mày cứ ngồi đấy mà lơ!
Hà nội, ngày 25 tháng 09 năm 2013
Phạm Phú Quảng

0 comments:

Post a Comment