Mọi trao đổi xin liên hệ: bientaynguyen@gmail.com

Tuesday, November 5, 2013

CHẤM LỬNG - 6

November 05, 2013

Share it Please
Ảnh: Nguyễn Tuấn Anh
    Hình như từ lúc bé tí hỉn cho đến khi hết mài đũng quần ở ghế nhà trường thì ai cũng bị “ám ảnh” bởi những câu ca dao nói về phận người ăn kẻ ở. Người ta thường hình dung chủ nhà là những ông to bà lớn, túi tiền rủng rình, quát tháo ầm ầm khi bị người làm thuê làm bẩn cái lai quần. Bởi thế cho nên khi nghe nói đến những chủ hộ trồng cà phê thuê người ăn kẻ ở trong nhà vào mùa thu hái. Ai cũng há hốc mồm nói những câu kiểu như là “Làm cà phê giàu thế kia à. Thuê cả nhân công làm luôn à”. Nếu mà lấy giá cà phê đem so với giá lúa gạo thì đương nhiên thằng làm cà phê sẽ mời thằng làm lúa một tô phở hay một bữa nhậu say tới bến. Nhưng nếu so với thu nhập của các ngành dịch vụ thì làm cà phê có đáng là gì đâu. Giờ người ta biết làm cà phê thì cần người làm thuê trong mùa thu hái nên họ hét giá nhân công lên tận trời cao....huhu. Mùa cà phê là mùa mà phát sinh nhiều câu chuyện để kể nhất.
   Có nhũng mùa cà phê không để lại ấn tượng gì cho mình cả nhưng không ít mùa thu hái mình nhớ mãi. Năm ấy, mùa cà kết thúc được hơn một tháng thì có chú hàng xóm đến chơi bảo cô Q đẻ con rồi. Cả nhà mình hồn lên tận mây xanh, run bần bật, hỏi đẻ khi nào. Chú bảo đẻ được mấy ngày rồi. Hỏi thêm con của ai, chú ấy bảo cô ấy giấu nhưng rồi cũng khai là của một người gần nhà. May phước nhà mình to nên cô ấy không bị sẩy thai trong nhà. Ai chẳng sợ ruông nhà và ma trẻ ranh.
   Ngồi ngẫm lại thì nhớ ra cô Q lúc ở nhà mình thì thường hay mang áo khoác. Nhìn ngực rung rinh và bụng hơi to nhưng nghĩ rằng tạng người cô ấy mập nên nhìn như thế. Năm ấy mùa cà trời mưa nhiều, đường lầy lội, thế mà cô ấy đạp xe đi bon bon, té xe mấy lần. Đi hái cà phê về thì nhảy nghe tiếng bịch từ moóc xe công nông xuống. Cô ấy mang vác cà rất khỏe. Hình như người ta cô tình làm việc nặng để bị động thai rồi sút sảo thì phải. Lạy trời, giờ viết những dòng này hãy còn rùng mình.
   Có năm thì thuê hai cha con nhà nọ đến ở và hái trong hai tháng mùa cà. Ông cha gần sáu mươi tuổi, thằng con thì khoảng gần hai mươi mùa mít rụng thôi. Hái đâu được nửa tháng, đang lúc hái cà nhập sản lượng cho công ty. Lịch lên dây cót rồi, cứ vậy là thi hàng thôi. Tự nhiên mấy người đó trở quẻ, hai cha con nói nhà có chuyện, xin ứng tiền và nghỉ ít hôm. Bố mẹ mình thấy lão ấy già rồi, lại nghe bảo là cựu chiến bình nên thương. Đưa tiền công mười lăm ngày và ứng tiền đủ cả tháng cho hai cha con về huyện Ea Kar. Ai dè, hai cha con nhà nớ đi luôn. Gọi điện thoại thì ò í e. Nhà mình giữa mùa cà, dở khóc dở cười.
   Năm nay, ông nội mất vào đầu mùa cà. Nói mê tín một tí thì nhà có hạn tang trắng cho nên tróc da trày vảy là điều không tránh khỏi. Dù có chuyện gì xảy ra thì không ai đánh dấu chấm than sau câu nói vì đều an phận. Nhưng mà mình ngứa mồm quá, phải gõ ra cái gì cho đỡ mệt mỏi. Mùa này, nhà mình thuê được một cắp nhân công. Người phụ nữ là cháu ruột của người hàng xóm cũ của nhà mình hồi ở dưới xã Ea Phê, Huyên Krong pak. Cô ấy đã ở nhà mình năm ngoái, còn người đàn ông thì mới lần đầu. Cô này người Hà Tĩnh, chú người Sóc Trăng. Anh trưa chợ gặp chị lỡ đường ở giữa đất Sài Gòn. Nói chung hoàn cảnh cũng tội lắm. Nhưng nhà mình không có ai là vĩ nhân cho nên không thể nào bao đồng được thiên hạ. Đành thuê sức lao động của họ thôi chứ tâm tình của họ thì không thể nào hiểu hết được. Tưởng đâu mùa cà năm nay sẽ trôi chảy, ai ngờ cô chú đó ở được hơn mười ngày thì chú kia uống rượu vào và kể lể chuyện gia đình, xin ứng tiền để đi “chuộc” con ở nhà giữ trẻ tư nhân. Nhà mình cứ nghe chuyện xin ứng tiền là tá hỏa rồi. Nghe hoàn cảnh thì thương đấy nhưng mà biết đâu mà tin. Đã thế lại còn xin ứng hai triệu. Nói thật là mùa cà năm nay nhà mình túng thiếu lắm. Hôm qua có cán bộ ngân hàng đến giám định nhà để cho vay tiền rồi. Nhưng nghe chú ấy kể thì cũng xót cho cái thân con bé nhỏ kia thật. Thôi thì lại đánh liều đem tiền cho người ta. Hai ngày sau chú ấy trở lại cùng với đứa con nít. Con nít và người già là hai đối tượng nhạy cảm với thời tiết cho nên có hai thành phần đó ở trong nhà thì luôn phải nơm nớp lo...
   Cái gì đến thì nó cũng đến, con bé sốt cao. Thế là bố nó phải tạm nghỉ để mẹ mình chở đi khám. Bữa giờ hai ba lần hú vía vì con bé đó rồi. Nói đến con bé đó là mình muốn tặng hai chữ “dơ dáy” cho mẹ đẻ của nó. Răng mình nhỏ lại thưa nên ngại phát những âm căng, sợ người ta thấy sẽ bảo mình răng thưa nói láo. Giữa hai chữ “ đĩ ” và “dơ” thì mình vẫn ưa dùng từ dơ vì lý do phát âm. Nhưng các bạn tin mình hay không thì tùy. Mẹ của đứa bé ấy rất dơ, gái miền Tây lấy chồng ở tuổi mười bảy, làm mẹ ở tuổi mười tám. Sinh nó được chín tháng thì sợ mất phoọc người cho nên bắt con bé cai sữa. Hai vợ chồng làm thuê, vốn không có dư để nuôi con thật sự đủ đầy rồi, lại thiếu sữa nên con bé còi cọc. Được hơn một tuổi thì mẹ nó bỏ hai cha con đi theo người nhiều tiền hơn bố nó. Bố nó gửi nó cho nhà giữ trẻ tư nhân, hai tháng nay bị thiếu nợ cho nên chưa đón con bé đi được. Định làm thuê ở nhà mình trọn hai tháng mùa cà rồi lãnh tiền về chuộc nó rồi bồng nó bở xứ về Hà Tĩnh luôn. Chỉ vì nghe hai từ “bỏ xứ’ nên mình mới động lòng đấy. Người miền Tây Nam bộ mà, không dễ họ bung ra hai từ đau đớn ấy đâu. Họ đã bỏ xứ thì giỗ cha tết mẹ cũng không về thắp hương ở mộ đâu. Đi là đi luôn vậy á.
   Cách đây mấy hôm vì người đàn bà dơ đó mà nhà mình lại gặp sóng gió. Cô ta gọi điện cho chú ở nhà mình bảo hết tiền và bị thằng kia bỏ rồi. Cô vợ mới của chú ấy (đang làm thuê cho nhà mình) ghen. Chú bẻ đôi cái sim điện thoại. Lại xin ứng hai trăm nghìn để mua sim và card đền cho cô vợ mới.  Sáng hôm sau hai vợ chồng lùng bùng. Nhà mình soạn lưới chuẩn bị đi hái cà nhập cho nhà hàng xóm thì chú ấy đòi bỏ về. Nói thật chứ lúc đó chỉ còn thiếu quỳ xuống mà lạy người ta nữa thôi huhu. May sao chú ấy ở lại, tối về giải quyết tiếp. Sáng đó chú không ăn mà đi làm......
Tất cả cùng cố gắng nào. Hết tháng 11 tây lịch là mùa cà kết thúc thôi. Cố lên nào. Huhu.....

Buôn Ma Thuột, sáng 5/10/2013 – Tây Nguyên Xanh

2 comments: