Tác giả ảnh: Kelvin Huy |
Nhân cái chuyện cáp treo tự chế để vượt sông ở hai huyện Krong
Bông và Buôn Đôn (tỉnh Dak Lak) Mình lại nghĩ đến những người bạn ở đồng bằng. Họ nghĩ dân
Tây Nguyên làm nông sản lưu niên, nuôi ong trên rừng nên giàu lắm lắm. Có thể
do họ thấy một ký cà phê bán ra rồi dùng tiền thu về mua được vài ký gạo nên họ
nghĩ vậy. Vâng! Dân Tây Nguyên giàu, giàu đến độ cây cầu cũng chẳng có mà đi.
Ở Tây Nguyên, gia đình lý tưởng nhất ấy là vợ làm giáo viên,
chồng trồng cây nông sản. Buổi sáng vợ đi dạy, trưa chạy về nấu cơm rồi đem ra
cho chồng ăn. Buổi chiều hai vợ chồng cùng nhau làm rẫy. Tối về vợ soạn giáo án
cho ngày mai, chồng trông con dùm vợ. Đó là mô hình gia đình có nền kinh tế vững
vàng và hạnh phúc được đảm bảo. Vì gạo, đường, mắm, muối có được nhờ đồng lương
hàng tháng của vợ. Nông sản thu hoạch về để dành cho những việc lớn như mua đất
cất nhà, cưới vợ gả chồng cho con...
Nói chung cứ không phụ thuộc hoàn toàn vào nông sản thì dễ
thở. Còn nếu không thì phải là những gia đình vào Tây Nguyên ngay sau giải
phóng miền Nam. Họ khai hoang rồi làm cái nhà trên ấy tạo thành mô hình “nhà rẫy”
(nhà ngay trong rẫy). Cuộc sống gần như tự cung tự cấp. Cái rau tự trồng, con
gà tự nuôi, quả chuối có sẵn trong vườn, tiền con ăn học thì có nông sản ngoài
rẫy. Vừa rồi báo chí có đưa tin vụ ủy ban nhân dân huyện Krong Pak (trung tâm
huyện chỉ cách thành phố Buôn Ma Thuột có 30 km trên quốc lộ 26 – đường đi Nha
Trang) phớt lờ bản án của tòa trong vụ tranh chấp giữa chính quyền và người
dân. Là vì đất khai hoang trong tay dân
mang lại lợi ích kinh tế cao và lợi dụng cơ chế cũ nhập nhèm nên chính quyền o
ép dân. Nhiều “đầy tớ” nhìn thì sạch sẽ mà tanh khiếp. Tuy nhiên vẫn có nhiều gia đình công chức, mua đất rồi
thuê nhân công làm. Họ chỉ việc chi tiền chăm sóc và đến mùa thu nông sản. Đó
cũng là một cách để họ kiếm thêm thu nhập.
Mô hình “nhà vườn” (tạm gọi là vườn để chỉ sự kém về diện
tích so với rẫy) thường thấy ở những hộ gia đình làm công nhân cho nông trường.
Họ được cấp đất ở riêng, rẫy riêng. Nếu làm cho nông trường thì hằng năm bị định
mức nông sản phải nộp khống chế rất nhiều phần thu về của nông dân. Thành thử
nông trường vẫn giàu mà dân vẫn chẳng khá lên được là bao. Nhiều gia đình chọm
cách làm thêm đó là nuôi ong. Vợ ở nhà chịu khó làm rẫy. Chồng rong ruổi kiếm
hoa cho ong tìm mật ở Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ.
Dân muốn có đất thì phải chịu khó khai hoang, vào vùng sâu để
sống. Sâu quá nên cầu chẳng thấy đâu!
Buôn Ma Thuột, 13/8/2014
Tây Nguyên Xanh
0 comments:
Post a Comment