Mọi trao đổi xin liên hệ: bientaynguyen@gmail.com

Wednesday, February 4, 2015

ĐỂ NÔNG DÂN TÂY NGUYÊN ĐƯỢC NGẮM HOA MẮC CA...

February 04, 2015

Share it Please
   Nhân cái sự vụ giới nông học đang xôn xao vì tìm thấy cây Mắc Ca cổ thụ ở ngôi biệt thự số 26, đường Trần Hưng Đạo, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, các bác cho Tây chõ mõm khoe cái tầm hiểu biết “vĩ đại” của Tây về hành trình Mắc Ca đến với nông dân Tây Nguyên phát nào he he. Trước khi đi vào đầu bài. em có đôi nhời câu lượt xem thế này: Những hình ảnh bên dưới là hoa Mắc Ca, nó cho ra loại quả phơi khô lấy hạt mà gắn liền với sự tiêu tan danh vọng của nữ phó chủ tịch hãng hàng không của Hàn Quốc năm 2014. Cô ấy yêu cầu nhân viên bưng đĩa hạt Mắc Ca cho cô ấy ăn nhưng nhân viên chưa bóc vỏ nên cô ấy tổng xỉ vả nhân viên. Báo giới làm um lên nên cô ấy từ chức. He he. Mắc Ca là loại hạt khô dành cho giới thượng lưu vì nó ngon nhất thế giới và cũng đắt nhất nhì trong các loại quả khô. Hàm lượng chất dinh dưỡng, đặc biệt là Vitamin E tốt cho da dẻ nhiều lắm lắm. Nói chung cái gì có liên quan đến làm đẹp đều đắt đỏ, nhỉ? Tinh dầu của nó dùng làm thực phẩm chức năng trên thế giới.
    Đâu khoảng những năm cuối của thế kỷ 20, phái đoàn Việt Nam do cố phó thủ tướng Nguyễn Công Tạn dẫn đầu ghé chơi nước bạn Úc. Chúng ta thấy các bạn có cây gì nom tán như cây xoài nhưng hạt thì ngon thôi rồi, lại còn nghe nói nông dân nước bạn giàu lên là nhờ lại cây ấy. Tò mò quá, phái đoàn của chúng ta thỏ thẹt hỏi han. Các bạn Úc được phen nổ banh chành như này: Đây là hạt của cây Macacdamia (Mắc Ca), cây này được phát hiện lần đầu tiên ở vùng đất Queenland, nước Úc của các bạn ấy vào năm 1857. Đến năm 1858 người ta mới trồng thành công. Sang thế kỷ 20, người Mỹ thử trồng ở Hawai rồi bang California. Sau đó thì nó bắt đầu nổi tiếng dần trên thế giới. Thời điểm ấy chúng ta đang lu bu kháng chiến, biết gì đến cây này. Khổ thật!
   Thế là nước bạn tặng hữu nghị chúng ta 10 hạt giống đem về trồng thử năm 1993. Từ đó cho đến mãi năm 2004 chúng ta mới bán cho nông dân trồng đại trà ở Dak Lak, Lâm Đồng, Sơn La, Lạng Sơn và nay thì nó đã có mặt rải rác ở khắp các huyện miền núi từ Nam chí Bắc. Mắc Ca đang được ví như “cây vua” của nông sản Việt Nam. Tuy nhiên không nơi nào ở Việt Nam cho năng suất Mắc Ca tốt như đất Tây Nguyên (tự hào quá, he he). Giá bán hạch khô Mắc Ca tại nhà vườn huyện Krong Năng (Dak Lak) hiện nay đã là 100 000đ/kg. Nói thế để biết được giá đến tay người tiêu dùng nó đắt như thế nào.
   Những ngày đầu tháng 2 này là thời điểm Mắc Ca đang về cuối mùa hoa. Nghe nói hoa Mắc Ca nở từ tháng 12 đến hết tháng 2 năm sau, có khi kéo dài sang tháng 4. Nhân đây, Tây tự hào về mình chút nào. Tây sẽ là người đầu tiên dùng hình ảnh hoa Mắc Ca cho bài viết nói về cây này bằng tiếng Việt. Không tin các bạn vào Google mà gõ từ khóa “hoa Mắc Ca” mà xem, nó chỉ ra hàng hóa liên quan đến Mắc Ca thôi, đố thấy hình. Tây phải gõ “macadamia nut flower” mới có đấy nhé. Tiếng Anh hiểu lõm bõm nên có ảnh hoa cho các bạn xem đấy. Tây có lời trách các nhiếp ảnh gia Việt Nam còn lơ là với cây nông sản khi đi thực tế sáng tác nhé. Chính vì chưa được hiện diện trong các tác phẩm nghệ thuật nên xem chừng nhân dân Việt Nam còn la lẫm với Mắc Ca.
   Vì vậy mới sinh chuyện rình rang phát hiện cây Mắc Ca cổ thụ ở Đà Lạt. Dân thấy hằng năm thấy cây ra hoa kết quả rồi hốt đổ đi chứ không biết tác dụng y học của nó. Đã thế lại còn cưa hai nhánh thân rõ là to nữa. Ôi giồi ôi, phí của giời quá đi! Theo nhời của báo Người Lao Động thì cây có tuổi đời trên 40 năm rồi. Họ đoán rằng có một người Mỹ nào đó trồng cây này làm bóng mát trước năm 1975. Còn Tây lại nghĩ chắc người Mỹ ấy lưu luyến quê hương, đem cây nhà lá vườn sang Việt Nam trồng cho đỡ nhớ quê nhà. Nếu không thì tại sao bao nhiêu cây bóng mát mà chỉ nhõn nhà ấy trồng cây này, nhỉ? Nghe nói cây Mắc Ca từ 100 tuổi trở lên sẽ cho năng suất ổn định nhất, cành được 3 năm tuổi sẽ bắt đầu ra hoa kết quả. Có người đang đồn Mắc Ca chính là cây Óc Chó. Tây ứ tin. Hu hu, Tây biên bài dài như này chứ chưa được mục sở thị cây Mắc Ca ở ngoài đời thực đâu, ăn hạt cũng chưa nốt. Hu hu
---
Tác giả và nguồn ảnh được ghi rõ ngay trên ảnh
Buôn Ama Thuột, 4/2/2015
Tây Nguyên Xanh


0 comments:

Post a Comment