Mọi trao đổi xin liên hệ: bientaynguyen@gmail.com

Sunday, April 19, 2015

CHIM KƠ TIA = CON VẸT. DAK LAK = HỒ CON LƯƠN. KRONG BÔNG = SÔNG QUAN TÀI. CHIM CHƠ RAO= CON CHÈO BẺO

April 19, 2015

Share it Please
1. CHIM KƠ TIA LÀ CON VẸT MỎ ĐỎ HOẶC CON MỎ KÉT
Chim Kơ Tia - Ảnh: Tăng A Pẩu
   Nói thật nhé. giờ mình mới biết cái con trong ảnh là chim Kơ Tia. Cái loài phá hoại mùa màng, bị người ta xua đuổi.
   Nói thật nhé, mình là người Kinh. Mến anh em dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên chứ văn hoá của họ thì mình ngu lắm
   Nói thật nhé, đừng có than thở với mình khi đến Tây Nguyên mà không được thấy người đồng bào mặc áo truyền thống. Họ có thái độ với quần áo truyền thống giống người Kinh đối xử với cái áo dài, khăn đóng thôi. Chỉ khi có dịp gì trịnh trọng mới mặc. Bây giờ may mắn lắm thì được thấy những người phụ nữ trung niên mặc váy đen dài chứ không thì họ mang quần áo như người Kinh thôi. Đừng trách họ không giữ gìn bản sắc. Làm nên bộ quàn áo truyền thống không đơn giản đâu. Đồ ngoài chợ rẻ thế, mua về mặc cho sướng. Đồ thổ cẩm để dành đi hội.

2. DAK LAK = HỒ CON LƯƠN. KRONG BÔNG = SÔNG QUAN TÀI
   Ngày xửa ngày xưa... cũng không xưa lắm rồi .... Một buôn nọ của người Mnông bị Yang phạt không cho mưa, cả làng sắp chết vì đói khát..... Y Liêng đi tìm nguồn nước và thấy một con lươn (Lak) chui từ dưới đất lên, từ lỗ lươn mới chui ra, nước phun ra tạo thành hồ và người Mnông gọi là Dak Lak . Từ đó người Mnông bỏ núi xuống ven hồ sinh sống 
Nguồn ảnh: Facebook
   Dak lak có núi Yang Sin (Thần Sin) phía Đông (ngăn người Ede lại - vì người Ede dưới biển lên nên người Mnông ghét và bị gọi là người lấn đất ) phía Tây có núi Nam Ka, có Hồ Buôn Triết...có sông Krông Ana...( nhưng vùng đó người Ede ở hết rồi ) . Nguyên địa danh Daklak phải là huyện Lak và Krong Bông bây giờ.
Nguồn ảnh: Facebook
   Người Ê đê sớm nhất là thị tộc Niê Kdam và Mlô từ Ea Trang (thành phố Nha Trang ngày nay) vượt đèo Phượng Hoàng ( mà gọi là băng Adrenh) lên vùng cao nguyên đồng cỏ, Họ gọi là MDRAK nghĩa là đồng cỏ khoảng thế kỷ 8 . Người Ede gọi họ (người M"nông) là Anak Degar trong khi gọi các cư dân bản địa có từ trước là Mnong Mạ Kaho Bana ( Nhóm Môn Khmer) là Jia-Kmar , Jia Kmar là từ không được hay lắm.
Nguồn ảnh: Facebook
   Dak lak là tiếng Mnông có nghĩa là Hồ Lươn ( Mnong gọi Hồ, sông, suối, nước đều là Dak. Không phân biệt được như người Ede) . còn Krông Bông là tiếng Êđê nghĩa là Sông Quan Tài
Nguồn ảnh: Facebook
   Sông Quan Tài là vì ở buôn nọ, nhà nọ sinh con gái. đính ước với buôn khác. sau có 1 chàng vô phá đám, dẫn tới đánh nhau. cô gái chạy trốn. sau chết. cha cô gái chặt cây làm quan tài về nhưng khi đưa qua sông thì bị chìm, 6 cái vẫn chìm. đến cái thứ 7 thì xin nếu đưa qua sông mà không bị chìm thì sẽ đặt tên sông là sông quan tài. sau rồi chuyển qua được. sông đó tên là sông quản tài = Krông Bông.
Nguồn ảnh: Facebook
   Câu chuyện: Người Rang Đê ( tức người Ede và Jrai cổ, được gọi là Rnag Đê) thuộc nhóm Nam Đảo cùng nguồn gốc với người Chăm . Khi lên Tây Nguyên nhóm này đã lan tràn khắp Tây Nguyên từ Sa Thầy Kon Tum đến tận phía Nam Daklak và đến chân núi Yang Sin thì người Ede dừng lại và người Mnông không còn bị người Ede xua đuổi là nhờ núi Chư Yang Sin. Người Ede không vượt được núi Cư Yang Sin để tiến về phía nam (Người Ede không quen sống trên địa hình núi đồi) . Nếu không có Cư Yang Sin thì nhóm Rang Đê đã lan tới hết Lâm Đồng.
3. CHIM CHƠ RAO LÀ CON CHÈO BẺO HAY SÁO?
Chim Chèo Bẻo - Ảnh: Tăng A Pẩu
   Đọc trên báo thì có nơi bảo Chơ Rao là Chèo Bẻo nhưng nhiều bạn xem sách lại bảo là chim Sáo. Em hoang mang quá. Em chôm trên mạng được cái tin này. Không biết có chính xác về đặc tính của Chơ Rao không. Ấy là: "Loài dũng mãnh và có tính cộng đồng cao là chim chơ rao (chèo bẻo). Con diều hâu nào bay qua có ý định ăn cắp trứng là cả bầy chơ rao bay lên vừa mổ vừa kêu ầm ĩ. Mặc dù có trọng lượng chỉ bằng 1/10 con diều hâu nhưng lũ chơ rao cũng đuổi cho diều hâu phải "ôm đầu máu" bay dạt đi chỗ khác". Một người ở vườn quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) nói rứa. Em biết rứa chứ nỏ biết chi hơn. Chắc vì thế mà nhà thơ Thu Bồn đã viết:
"Chim Chơ-rao ơi! Chào chim nhé
Con chim không bao giờ chịu lẻ đàn
Chim hãy đến rẫy rừng ta ca hát
Ðem nguồn vui đến nóc buôn Sang"
(Khổ thứ 168 trong Trường Ca Chim Chơ Rao của nhà thơ Thu Bồn )

Buôn Ama Thuột, 19/4/2015
Tây Nguyên Xanh

2 comments:

  1. Tôi nghĩ những thông ti trên thú vị. Nhưng cần ghi nguồn để đảm bảo độ tin cậy.
    Về chim Chơ rao, chúng tôi học khi trước được chú thích là CHIM SÁO. Nay có dẫn chứng sách vở hẳn hoi là CHÈO BẺO. Nếu xét đặc điểm mô tả trong thơ TB, chim CHÈO BẺO không biết hót, không thể "ca hát". Đề nghị kiểm tra lại!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Dạ. Cháu bắt đầu hoài nghi bài báo nói về chim Chơ Rao ấy rồi. Thấy nhiều bạn tra từ điển bảo nó là Sáo chứ không phải là Chèo Bẻo.

      Delete