Khi cái hồ này chưa
xây thì nơi mình sống đầy rẫy giếng. Giếng được đào để mùa khô tưới nước cho cà
phê. Cái nào cái nầy cứ tơ hơ giữa trời, chẳng đậy điệm gì cả. Người lớn cấm trẻ
con ra phía bờ lô (ở đây gọi rẫy là lô. Lô trong lô đất ấy). Phía sau nhà mình
là bạt ngàn lô cà phê của công ty. Các ông bố bà mẹ sợ con bị rớt giếng. Nhưng
nay đa số giếng đã làm nắp rồi vì chẳng dùng đến nữa. Thay vào đó là họ đào hệ
thống kênh mương, xây dựng các phai để điều tiết nước về tận rẫy của công nhân.
Hồ Ea Nhái - Ảnh: Lê Bu |
Cái hồ này chính là
nguồn nước cho hàng trăm hecta cà phê, là nguồn sống của hàng trăm công nhân
canh tác của nông trường Thắng Lợi. Nó tên là hồ Ea Nhái. Cái tên này được đặt
do ngay bên cạnh buôn Nhái, đi sâu thêm nữa là buôn Riêng B và Riêng A của cộng
đồng người Ê Đê. Trong tiếng Ê Đê, Ea có nghĩa là suối. Thực ra trước đây nó chỉ
là một cái suối tự nhiên, chảy mải miết rồi hòa mình vào dòng sông Krong Pak.
Người ta lợi dụng mạch nước tự nhiên nên đã đào thành cái hồ chứa nước. Mạch chảy
của con suối này cắt ngay quốc lộ 26 (đường đi Nha Trang) ở ngay km 19 (tính từ
bùng binh ngà sáu Buôn Ma Thuột). Người ta quen gọi là cầu 19. Trên cầu 19 có
cái chợ nên gọi là chợ 19. Đây là chợ quê của chủ trang Tây Nguyên Xanh đấy.
Các bạn có thể
hình dung vị trí của hồ Ea Nhái như sau. Trước mặt siêu thị Coop Mark Buôn Ma
Thuột là nút giao nhau của quốc lộ 14 (nay là đường Hồ Chí Minh chạy qua Tây
Nguyên) và quốc lộ 26. Hai quốc lộ này nằm trên hai cạnh lớn của chữ A in hoa. Hồ
Ea Nhái nằm giữa cạnh nối của chữ A. Từ siêu thị Coop Mark Buôn Ma Thuột chạy
theo hướng đi Gia Lai, đến ngã ba Chu Đăng (viết là Cuôr Đăng). Từ đây các bạn
rẽ sang tay phải, chạy thêm hì sẽ tới hồ Ea Nhái. Tương tự, các bạn chạy từ
thành phố Buôn Ma Thuột đến ngay cột mốc km18 trên đường đi Nha Trang rồi rẽ
sang tay trái và chạy khoảng 2km nữa là đến hồ.
Con đường tỉnh lộ
nối hai quốc lộ 14 và 26 này cực kỳ nổi tiếng bởi vì nó nối tình đồng hương xứ
Nghệ của nhân dân hai huyện Krong Pak và Cư M’Gar. Cũng là người thuộc huyên
Nam Đàn tỉnh Nghệ An, nhưng người thuộc xã Nam Diên khi di cư vào đây lại canh
tác cao su ở xã Ea Đrơng của huyện Cư M’Gar. Còn người thuộc xã Xuân Hòa và xã
Nam Anh vào đây canh tác cà phê, lập nên xã Hòa Đông của huyện Krong Pak. Ngày
xưa các cụ đi hát ví giặm trong những đêm trăng, thế rồi yêu và cưới nhau. Thành
ra ở các xã hay có mối thâm tình với nhau. Vào trong này, xa quê nên cố gắng bắt
liên lạc với nhau. Hơn nữa, đây là con đường để đi tắt sang đón xe đi Gia Lai
hoặc Nha Trang cho nên mức độ sử dụng của nó quá lớn. Đường nay có nhiều ổ gà. ổ
chó. Ai đi thăm hồ Ea Nhái về, đừng có rủa con oắt Tây Nguyên Xanh xúi đi con
đường xấu hoi nhé. He he. Có nhõn con đường ấy thôi.
Buôn Ama Thuột, 6/8/2015
Tây Nguyên xanh
0 comments:
Post a Comment