Mọi trao đổi xin liên hệ: bientaynguyen@gmail.com

Thursday, November 5, 2015

TÁC DỤNG TRONG Y HỌC VÀ NÔNG HỌC CỦA DÃ QUỲ

November 05, 2015

Share it Please
       Dã Quỳ là thứ hoa chẳng có mùi thơm gì cả, thậm chí ngửi kỹ còn nghe mùi hăng hắc nữa cơ. Nhưng nếu các bạn thả hoa cùng với lá Dã Quỳ vào nồi nước sôi, mùi hương tỏa rất tuyệt vời. Nó không thơm nhưng luôn gợi cảm giác ngọt ở miệng khi ngửi. Tây rất thích tắm nước lá hoa Dã Quỳ. Mũi người chẳng ngửi được mùi hoa Dã Quỳ nhưng ong bướm lại khoái đậu vào loài hoa ấy đấy. Từ khu vực Mỹ La Tinh, loài Hướng Dương Mexico (Mexican sunflower) này du nhập vào các châu lục khác với mục đích đầu tiên là làm cảnh để rồi có vô vàn cái tên khác nhau, Y học cổ truyền của các nước Mỹ La Tinh ghi nhận Dã Quỳ có tác dụng chữa bong gân, gãy xương và làm mờ các vết bầm tím. Sau này người ta kết hợp với y học Trung Hoa để ghi nhận thêm các tác dụng chữa chứng vàng da do viêm gan. Ngày nay, y học hiện đại đã chứng minh được Dã Quỳ có thêm các công dụng như chữa táo bón, đau dạ dày, chứng khó tiêu, rát cổ, kháng sốt rét, viêm gan.
Dã Quỳ ở huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang - Tác giả ảnh: Nguyễn Quốc Hùng
      Dã Quỳ gần như xanh tốt quanh năm, không hề bị loài sâu nào ăn lá vì… có độc. Qua các phân tích sinh hóa bằng phương pháp sắc ký, người ta thấy rằng trong lá Dã Quỳ có hai chất Sesquiterpene lactones và Diterpenoids.  Đây là hai chất độc đối với sâu bọ. Cho nên từ những năm cuối của thế kỷ 20, người ta đã bào chế ra thuốc trừ sâu từ lá của Dã Quỳ. Thế quái nào, năm 2011 báo Lâm Đồng đưa tin 3 đứa học sinh  chuyên toán ở trường trung học phổ thông chuyên Thăng Long (Đà Lạt) bào chế thành công thuốc trừ sâu từ lá Dã Quỳ. Ba đứa này giã nhuyễn lá cây này rồi ép lấy nước. Sau đó phun lên lá cây khác rồi cho sâu ăn hoặc phun trực tiếp lên con sâu thì kết quả sâu đều chết như nhau. He he, chịu khó gõ cái tên khoa học “Tithonia diversifolia (Hemley) A.Gray” thì ra vô vàn những công trình nghiên cứu liên quan đến Dã Quỳ cùng tài liệu được trích dẫn. Thế đấy, chúng được tôn vinh vì chúng chịu khó tra google . He he.

      Không chỉ ở Việt Nam, Dã Quỳ đang bị nông dân trên khắp thế giới ghét bỏ vì nó khỏe khoắn quá. Nó lấn đất của cây nông sản. Người ta chặt cây ấy để làm phân xanh. Thấy đất có chôn xác lá Quỳ hình như tốt lên nên các nhà tư bản đã đem Dã Quỳ đến các nước thuộc địa để phục vụ cho việc…ngắm và lúc ngắm chán thì làm phân xanh cho cây cối trong đồn điền. Dã Quỳ có ở rất nhiều nơi trên đất nước ta (cả đất liền và huyện đảo), nhưng ở Tây Nguyên nổi tiếng nhất cũng bởi người Pháp đã đem cây này trồng ở Tây Nguyên từ khi đặt chân đến. Hơn nữa, Dã Quỳ sinh trưởng tốt nhất trong khoảng nhiệt độ từ 15 đến 31 độ C nên có lẽ ở Tây Nguyên.  hoa  đẹp hơn cả.
Bà Rịa Vũng Tàu , 5/11/2015
Tây Nguyên Xanh
***
Bài viết sử dụng thông tin từ các tài liệu sau:
    1) Chemical constituents of essential oils from the leaves
of Tithonia diversifolia, Houttuynia cordata and Asarum
glabrum grown in Vietnam; Do Ngoc Dai, Tran Dinh Thang, AbdulRazaq Ogunmoye, Olanrewaju Isola Eresanya, Isiaka Ajani Ogunwande;  American Journal of Essential Oils and Natural Products 2015; 2(4): 17-21
     2) Extraction and Characterization of Essential Oils from
Tithonia diversifolia (Hemsl.) A. Gray;
Chukwuka K.S, Ojo O. M ; American Journal of Essential Oils and Natural Products 2014; 1 (4): 1 -5
     3) Pesticidal Plant Leaflet Tithonia diversifolia (Hemley) A.Gray; J. Kandungu, P. Anjarwalla, L. Mwaura, D. A. Ofori, R. Jamnadass, P. C. Stevenson and P. Smith
     4) Anti-malarial and repellent activities of Tithonia
diversifolia (Hemsl.) leaf extracts;
Oyewole I. O, Ibidapo, C. A, Moronkola, D. O, Oduola, A. O, Adeoye G. O, Anyasor G. N and Obansa J. A ; Journal of Medicinal Plants Research Vol. 2(8), pp. 1 71 -1 75, August, 2008

     5) Constituents from Tithonia diversifolia. Stereochemical
Revision of 2α-Hydroxytirotundin Abraham García and Guillermo Delgado; Journal of the Mexican Chemical Society , 2006, 50(4), 180-183 

0 comments:

Post a Comment