Mọi trao đổi xin liên hệ: bientaynguyen@gmail.com

Monday, February 22, 2016

TRƯỚC KHI MUỐN BỎ TẾT THÌ PHẢI HẾT SỢ MA

February 22, 2016

Share it Please
    Cứ đến nửa cuối tháng chạp và đến hết tháng giêng, cư dân mạng lại bàn chuyện bỏ tết giống như người Nhật Bản. Việt Nam ta không thể tư dưng mà bỏ tết như người Nhật được. Chúng ta phải xây dựng điều kiện đủ cái đã. Những trận động đất liên miên đã làm thay đổi tư duy của người Nhật rồi. Hôm nay họ sống nhưng biết ngày mai thần thánh có thể cứu họ khỏi thiên tai hay không. Cho nên về mặt tín ngưỡng, họ đã không quá tin vào thần thánh. Họ quan niệm rằng sống là phải sướng nên ngay đời sống tình dục của họ cũng khiến nhiều dân tộc khác ở châu Á ngưỡng mộ. Điều kiện đất đai khiến họ phải sống gấp nhưng họ hay ở chỗ là gấp có tính toán chứ không liều mạng chờ may rủi. Dân tộc Việt có thể chuyển lịch ăn tết và lễ hội có thể vẫn giữ đươc bản sắc nếu người ta chỉ thích đến với lễ hội với tinh thần “du lịch tín ngưỡng”. Có mấy cái dấu hiệu cho thấy rằng người Việt hoàn toàn có thể làm được vậy.
Tác giả ảnh: Shikhei Goh
    Một là, dân đã chán tết nhưng không dám bỏ tết vì sợ những điều mơ hồ.

    Hai là, giáo phái mới hình thành liên tục. Cho thấy rằng dân tình đang chán đạo cũ và muốn tìm ra hướng đi mới. Định hướng lại một chút, ta sẽ đạt được mục đích. Xã hội Việt Nam ta, ai có thể vào nhà người khác để thay đổi vị trí bát nhang (lư hương) thì người đó làm chủ thế cờ. Và ai được dân thờ thì người đó là lãnh tụ. Vì vậy, thầy bói nhiều vô kể. Sách viết về tướng số, phong thủy bán chạy hơn sách văn học.

   Ba là, những năm gần đây nạn đào trộm một phần hài cốt xảy ra rải rác. Ngày xưa, mộ người chết vì sét đánh thường được canh giữ mấy tháng đầu để không bị đào trộm về làm thuốc này nọ. Nay chết bình thường cũng bị trộm. Trước tết, báo Dân Việt có đăng một vụ đấy. Đây là dấu hiệu của việc càng ngày con người ta càng bất chấp tất cả để được sống và đương nhiên là sống thì phải sướng mới ưng. Nếu Việt Nam chúng ta thành lập trung tâm nghiên cứu các phế phẩm y học từ tử thi để nó bổ trợ cho trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người thì hay biết bao. Chúng ta cứ mạnh dạn soi tử thi dưới ánh sáng khoa học. Thử xem dùng tia lửa điện đánh vào xương cốt thì có cho ra một chế phẩm nào đó giúp ức chế các tế bào gây bệnh hay không, các bộ xương cốt của người cùng dòng tộc có tỏa ra các bức xạ có bước song gần nhau không… Vấn đề là lấy tử thi đâu mà thí nghiệm. Sẽ có thêm rất nhiều người hiến thân cho khoa học nếu chúng ta đưa tác hại của hình thức địa táng vào chương trình giáo dục môi trường và giảng về ý nghĩa của viêc nghiên cứu chế phẩm y học từ tử thi. Có thể chúng ta không nghiên cứu ra gì hết nhưng khi con người dám đụng chạm vào tử thi nhiều hơn thì sẽ bớt sợ ma, bớt tin vào thần thánh hơn.

   Về mặt pháp luật, nên có quy định công dân từ 30 tuổi trở lên phải đến cơ quan chức năng đăng ký hình thức mai táng sau khi chết. Sau này, khi gia đình người đó đến làm giấy báo tử, cán bộ giở sổ ra xem và nhắc gia đình phải làm theo di nguyện của người quá cố. Để đảm bảo giảm tỉ lệ địa táng gây ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt, chúng ta phải dạy thật kỹ về môi trường ở bậc phổ thông. 30 là độ tuổi đã khá chín về mặt nhận thức. Lúc ấy họ cũng biết nên làm gì sau khi thoát xác.

   Cái chết là nguồn gốc của mọi nỗi sợ. Dám nhìn thẳng vào cái chết thì hết hoang mang!
Thị xã Bến Cát, 22/2/2016
Tây Nguyên Xanh

0 comments:

Post a Comment