Mọi trao đổi xin liên hệ: bientaynguyen@gmail.com

Friday, May 6, 2016

MÊNH MANG VỚI HÌNH ẢNH BÊN LỀ ĐƯỜNG TÂY NGUYÊN

May 06, 2016

Share it Please
Tác giả ảnh: Chế Hồng Trung
   Ê, các cụ! Cấm vả vào mõm Tây vì tội ăn nói mất nết nhé. Hehe, Tây rảnh nên ngồi biên cái này chém gió chơi. Các cụ biết ảnh chụp ở đâu hem? Thôi khỏi đoán, hình ảnh mang tính chất kinh điển ở cả 5 tỉnh Tây Nguyên đấy. Chỉ bắt gặp cách ăn mặc và mang gùi này ở người dân tộc thiểu số bản địa thôi. Bình thường họ mặc váy đen dài chấm mắt cá cơ, nhưng đi làm rẫy, họ mang quần sẫm màu như người kinh cho tiện. Xem xong ảnh, đừng có mà đối chiếu với hình ảnh thấy trên phim quay ở Tây Nguyên rồi phán than kiểu như là ôi sắc áo truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên nay còn đâu nhá. Ăn vả đấy. Hehe. Đồ truyền thống chỉ mặc khi đi lễ trong các tôn giáo hoặc lễ hội truyền thống thôi. Giống như thái độ của ngùo kinh đối với áo dài ấy.
    
Tác giả ảnh: Chế Hồng Trung
    Vào cửa hàng điện thoại di động, câu hỏi kinh điển nhất mà nhân viên hay nói đó là anh/chị muốn mua cái máy trong khoảng tầm giá bao nhiêu. Nếu nói tầm giá ra thì máy xịn hơn khoảng ấy người ta chẳng vui vẻ khi cho trải nghiệm cho lắm. Lòng trộm nghĩ, sao ba má mình khi bán cà phê, hồ tiêu chẳng bao giờ hỏi xem thương lái có đủ khả năng mua bao nhiêu tấn cà phê, tạ tiêu nhỉ? Mà hình như chả có vị nông dân nào trên đất nước Việt Nam này hỏi như thế. Bán từng nhúm nông sản khi có việc và thậm chí còn thấy mang ơn người mua vì họ chịu lấy với giá cao hơn chút đỉnh nữa chứ. Sở hữu cả cái rẫy rộng mà bán hàng cứ manh mún làm sao á. Bao giờ thì chúng ta có một nền nông nghiệp thét ra lửa nhỉ?

   Cán bộ sở nông nghiệp các địa phương thống kê nhu cầu sử dụng nông sản trong mỗi tỉnh, thành phố. Cán bộ trung ương hỏi thẳng mặt bọn nước ngoài rằng mỗi năm nước chúng mày cần nhập bao nhiêu tấn nông sản của chúng tao, đặt cọc đây. Thống kê nhu cầu sử dụng trong và ngoài nước thì bắt đầu đưa ra cơ chế quy hoạch vùng cây nông sản rõ ràng. Nông dân nơi nào a dua đòi phá cỡ cân bằng quy hoạch thì tẩy chay cho khiếp. Hàng sản xuất ra mà xuất khẩu không được thì chính phủ buộc phải lấy nguồn quỹ bảo hiểm nông sản ra mà mua cho nhân dân.

    Nguồn quỹ bảo hiểm nông sản lấy từ đâu? Từ việc đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm. Chỉ dẫn địa lý sẽ làm nên thương hiệu cho sản phẩm ấy, Bất kể sản phẩm nào tung ra thị trường phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, người tiêu dùng phải hình thành thói quen quan tâm xem trái nhãn, quả xoài, thớ thịt bò... mình mua ở chợ được nhập từ đâu, lấy gì làm bằng chứng?

   Thấy cái ảnh nông sản quê nhà bán bên lề đường, tự nhiên nghĩ vẩn vơ.
Tác giả ảnh: Tân Hoàng
    Đây là con sâu gắn với tuổi thơ của Tây các bạn ạ. Nó lành lắm. Tây rất thích cho nó bò lên tay. Nó líu nhíu lông trên da rất dễ chịu. Nó là con của những cô cậu bướm Chanh Di Cư bay rợp trời nông thôn Tây Nguyên trong một tháng qua. Hiện tượng chủ có duy nhất một khoảng thời gian trong năm. Mùa này đến với Tây Nguyên, các bạn sẽ thấy nó đu dây tơ lủng lẳng trên không trung, gió lay mạnh quá nên bị rớt xuống đất. Nó bò lổm ngổm trên đường đi rẫy. Mà hình ảnh đó bây giờ hiếm lắm rồi. Người ta bắt nhộng của nó và bản thân những con sâu này cũng là món ăn của người dân tộc bản địa Tây Nguyên. Đó là nét văn hoá ẩm thực của họ. Cấm các bạn dùng từ kinh hoàng hay là kỳ lạ gì gì đó để nói về chuyện ăn uống này nhá.
Tác giả ảnh: Tân Hoàng
    Ngày xưa đi học, bọn con trai hay bắt sâu này nhát bọn con gái chạy vòng quanh lớp. Có đứa con gái khóc ngất, há há. Có một lần Tây cũng bị thằng kia nhát, Tây cáu nên cướp con sâu trên tay nó vứt xuống đất, dẫm nát bét con sâu ấy. Giết được rồi thì không sợ nữa. Bắt ngay con khác bỏ vào cổ áo thằng kia. Ui cha là nó vội vàng cởi áo giũ lấy giũ để. Hehe.

    Viết cho mùa sâu đầu tiên không được bắt nó chơi.
***
Thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, mồng 1 đến mồng 5 tháng 5 năm 2016
Tây Nguyên Xanh

4 comments: