Sinh ra và lớn lên ở Tây Nguyên
nhưng cái cây cao nhất mà mình thấy đó là Muồng Đen. Cây có tán rộng nhất chắc
chỉ là cây phượng vỹ ở sân trường. Và rừng mà mình biết chỉ là rừng cây cà phê.
Cất tiếng khóc chào đời vào đầu cái thập niên rừng bị khai thác mạnh nhất. Đất
rừng bị bới lên tìm vàng. Nước sông nhiễm độc từ nguồn chất tinh lọc vàng. Rắn
rết bị đánh ngất bằng roi điện. Thú lớn bị bắn bằng súng săn. Cây bị đốn gỗ về
làm nhà. Để rồi sang thế kỷ mới, lúc biết đọc biết viết, toàn nghe người ta hô
hoán bảo vệ rừng xanh. Khi ấy, nhìn trên cao xuống, rừng giống như tóc của các
nhà sư lười cạo. Cái rẫy cà phê nuôi nấng mình nguyên thủy nó là đất rừng, Căn
nhà mình ở lúc mới sinh cũng làm từ gỗ rừng. Mình không có tư cách phê phán nạn
phá rừng. Nên lên với rừng lại thích tựa mình vào cây cổ thụ.
Cái giá của nạn phá rừng đó là
phải phải quy hoạch thành…”vườn” và cắt cử người bảo vệ. Để cải thiện đời sống
của cán bộ công nhân viên, giúp họ yên tâm làm việc và bù lại chi phí lúc quy
hoạch thì phải thu phí vào thăm rừng. Bỗng dưng rừng không phải là cái nhà
chung của cả một dân tộc nữa. Vào nhà của mình cũng phải trả…tiền. Đắng!
Cái cây này được giới thiệu là
cây Tung, tuổi thọ hơn 400 năm. Gốc cây của nó là một trong những địa điểm dùng
để chụp ảnh lưu niệm ở vườn quốc gia Cát Tiên.
0 comments:
Post a Comment