Là hỏi như kiểu mời
mọc như vậy thôi chứ đang dụ dỗ các cụ vào trông lũ trẻ con và canh cà phê phơi
trên sân để các đồng chí con yên tâm đi rẫy đấy. Những đứa cháu sinh ra và lớn
lên trên mảnh đất bạt ngàn cà phê như mình có khi cả chục năm mới được về quê
thăm ông bà nên rất mong ông bà vào chơi trong mùa thu hái cà phê. Mùa này thường
diễn ra vào khoảng từ tháng 10 và tháng 11 âm lịch, các cụ sống ở vùng chiêm
trũng thì đang lúc nông nhàn nên có thể đi được. Cũng nhờ yếu tố nông nhàn này
mà những chuyến xe dù chuyên nhét 3 người vào một băng ghế vốn chỉ chứa hai người
đi từ Bắc vào Nam trong mùa cà phê. Thực ra các hãng xe này nguyên thủy là do
xe của bộ công an sử dụng trong chính sách di dân làm kinh tế mới. Điểm bán vé
ngay gần khu tập thể cho bà con cả nước về ở tậm trước khi được phân đi các
nông trường. Thế nên luôn có xe về tận từng huyện của các tỉnh. Ở chỗ mình ra
ngã ba đón là có ngay xe về tận chợ Tro (xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ
An)
Tác giả ảnh: Tiến Đà Lạt |
Nhưng có lẽ câu hỏi này đang dần mất đi theo thời gian. Nó gần như chỉ tồn tại ở thế hệ bố mẹ mình – thế hệ vào Tây Nguyên lập nghiệp từ những năm 80 của thế kỷ 20, chứ thế hệ sinh ra và lớn lên ở Tây Nguyên như mình không dùng nữa bởi không nối nghiệp làm cà phê. Bọn mình dù có học dốt cỡ nào cũng tìm cách xuống Sài Gòn hoặc ra Đà Nẵng học cái trường cao đẳng hoặc đại học tư thục nào đó rồi vật vờ kiếm việc ở đó chứ hiếm ai về đầu quân cho công ty CCCP (Cuốc Cỏ Cà Phê).
Còn 11 ngày nữa là đến đợt nhập
sản lượng cà phê đầu tiên cho công ty nên thời điểm này ai ai cũng rốt ráo kiếm
nhân công. Khi chưa có xuất khẩu lao động ra nước ngoài thì mùa cà phê người đổ
về Tây Nguyên đông như hội. Dù chưa ai liên hệ thanh niên vẫn đi theo các nhóm.
Sáng sớm xe vừa tới nơi, chủ rẫy chạy lại hỏi han này nọ, thuận tình thì theo.
Đa số chủ rẫy vốn là hàng xóm cũ của bố mẹ người vừa xuống xe. Nay khó kiếm người
ở trong nhà lắm. Đa số phải “đi chợ mua công”. Bài sau mình sẽ tả cái chợ nhân
công này.
0 comments:
Post a Comment