Mọi trao đổi xin liên hệ: bientaynguyen@gmail.com

Thursday, December 15, 2016

MỘT LẦN NƠI THÁNH ĐỊA

December 15, 2016

Share it Please




    Hồi năm bao nhiêu đấy, anh thợ hát Tùng Dương được người ta khen nức nở nhờ bài Mưa Bay Tháp Cổ của cụ thợ nhạc Trần Tiến. Khi ấy xem anh ấy diễn chỉ thấy cứ như người lên đồng, nay mới biết đó là ảnh hưởng bởi điệu Apsara. Bài hát được mở bởi mấy câu thực tế đến mức toát lên trí tuệ thế này: “Mưa bay tháp cổ/Mưa bay trên đá /Trăm năm bước phù du/Hoang sơ tháp cổ .... /Hoang sơ vũ điệu xưa /Cong cong năm ngón ngũ hành /Trăm năm bước mộng du.” Tây về thăm quần thể di tích Thánh Địa Mỹ Sơn (tỉnh Quảng Nam) trong một ngày trời ằng ặc nước nhưng cố kìm chờ bão, lâu lâu như kiểu kìm không nỗi nữa nên trời “són” vài giọt mưa nhỏ nhỏ, nó bay là là, chỉ loáng thoáng thấy thôi. Nó ý nghĩa vô cùng, bởi Tây như tìm được hình ảnh thật được tái hiện trong lời bài hát.

   Tây không đam mê khảo cổ học nên thú thực là chẳng thấy tháp gì hay ngoài mấy cục đá mốc cời, rêu bám đầy he he. Bởi vậy lời bài hát có câu “trăm năm bước phù du” là vì thế. Thánh địa đón và tiễn biết bao nhiêu là lượt khách nhưng đến chỉ để xem chứ không mong muốn hiểu gì thêm.

   Xung quanh quần thể di tích suối chảy, núi rừng trùng điệp bao quanh, chim hót gần xa như năm ngón tay của các vũ nữ đang uốn lượn trong không gian tràn ngập âm nhạc. Lạ là nghe mà cứ thấy nhạc cổ cổ làm sao ấy. he he. Thì của cha ông để lại chả cổ là gì. Tây phán ngẫn nhể? Hé hé. Đùa chứ không phải tháp cổ mà bởi du khách hoài cổ nên mới thấy nó cổ. Nó đã làm tròn sứ mệnh tái hiện những gì đã có một thời. Nhỡ sau này nó vì quá cũ kỹ mà bị đổ sập thì chúng ta không trách nó được được, nhờ những ngày nó còn tồn tại mà người ta có thể tạo ra mô hình hàng trăm cái tháp như nó. Bảo tồn không có nghĩa là mong cho nó tồn tại mãi mãi mà chúng ta có thể tạo những cái sau giữ nguyên vẹn hình hài của cái đã cũ. Bảo tồn di sản chính là bảo tồn ý thức giữ gìn văn hóa. Bảo tồn để sản sinh.

    Dân tộc ấy tôn thờ hai cái nguồn cội tạo nên cực khoái và khổ đau trong cõi nhân sinh. Vắng cái nọ thì cái kia ỉu xìu, buồn bã, còn bên nhau thì…cứng. Và dường như điệu múa Apsara của họ cũng dựa theo cái sự cứng mềm ấy mà diễn đạt. Khi điệu nhạc réo rắt ai oán thì họ giang tay rung lắc như bung lồng ngực để lấy hơi gọi người thương đến mức bải hoải chân tay. Đôi khi vũ điệu cứng đơ như trơ cảm xúc khi yêu nhưng lại lại có lúc mềm mại uyển chuyển đến lạ kỳ. Động trong tĩnh và tĩnh xen lẫn trong động
Tây Ninh, 15/12/2016
Tây Nguyên Xanh

0 comments:

Post a Comment