Trung Quốc một đất nước có nhiều ẩn số. Những tường biết nhiều về họ nhưng té ra ta không biết gì. Mỗi một sinh viên Trung Quốc thế hệ 9X ở các ngành đại học đều được "khuyên" lựa chọn một trong ba ngoại ngữ ấy là tiếng Thái Lan, tiếng Myanmar và tiếng Việt. Khi đang còn trên ghế giảng đường, các doanh nghiệp có đầu tư hệ thống nhà xưởng ở ba nước ấy sẽ đến tận trường tuyển dụng. Đấy là lực lượng chủ quản, kiêm phiên dịch cho các trường bộ phận ở nhà xưởng. Ngươi Trung Quốc luôn tuyển song song chuyên viên là người Trung Quốc biết tiếng Việt và người Việt biết tiếng Trung Quốc để hỗ trợ ngữ nghĩa cho nhau. Thú vị thay, toàn những đứa sinh năm con Gà phải bươi xa kiếm ăn ấy đã đến manh đất Tây Ninh này.
Tôi ghét lắm, muốn chửi lắm, cái bọn cầm quyền ở Bắc Kinh tham lam. Nhưng tôi cũng mềm lòng lắm khi chứng kiến những ngươi Trung Quốc khóc trên sàn nhà xưởng khi bị ông chủ mắng vi những điều chằng đáng. Họ bị công nhân Việt Nam khinh khi, ghét bỏ, tìm cách chống đối. Đứt dòng nguyên liệu, gây chậm tiến độ phút nào thì họ bị ăn chửi phút ấy.
Cuộc sống của họ như người bị giam lỏng. Chẳng thể đi đâu xa quá giờ quy định. Không có mặt ở ký túc xá một đêm thôi là sinh mạng chính trị của họ có vấn đề. Họ loanh quanh đạp xe đến cái chợ gần nhất mua trái cây, la cà quán ăn nào đó và nhiều khi chỉ để hưởng cái cảm giác mình đang di chuyển chứ không phải loang quanh trong bốn bức tường hết công ty đến ký túc.
2. CÔ THỢ SỬA ĐỒ VÀ PHƠI THUÊ QUẦN ÁO
Công ty nào cũng có phát hai bộ đồng phục khi mới vào và cứ sáu tháng thì phát thêm một bộ. Tôi chỉ cao 1m43 nên tôi phải ra tiệm may sửa lại. Mà hầu như ai cũng phải sửa vì cái sự đăng ký kích cỡ đồng phục ở các công ty chỉ làm ra cho có thế thôi chứ ai cũng phải lãnh những bộ đồ kích cỡ quá khỏ so với mình. Tôi lọ mọ đi tìm người sửa quần áo và bắt đầu hóng hớt được ối chuyện hay ho về cái nghề này…
Thấy tôi bước vào, cô sửa quần áo chẳng thèm đuổi chó cho tôi vì nghĩ mịa, con bé này nhỏ loắt choắt thế này, cắt khi nào mới xong hai bộ đồ của nó. Nhưng hình như cái sự quê kệch của tôi khiến cô ấy nghĩ chắc nó không “ngựa” (điệu đà) đến mức bắt mình sửa vài ba lần như người khác đâu, Ngồi giữa đồng đồ và một vài người khách, cô hất hàm hỏi sửa đồ hả, người ở đâu đến dzạ (vậy)? Đồ của công ty mầy nhiều chi tiết cầu kỳ quá, mầy nhỏ con nữa, sửa khó dữ dằn lắm. Phải dằn cọc (đặt cọc) cho tao một nửa tiền tao mới làm nha. Cô hối tôi vào phòng thay đồ. Rồi cô vừa tía lia cái miệng kể lể những trường hợp đưa áo đến sửa nhưng chẳng ai đến nhận và vừa ngắm ngắm nghía nghía, cầm cục phấn màu đánh dấu nơi cần cắt. Cô chẳng dùng thước để đo cho khách nào cả, chỉ ngắm người, ước lượng và cắt. Thế mà có tiếng sửa đồ đẹp khắp cái khu công nghiệp này.
Hôm sau đi lấy đồ, cô mới thổ lộ dăm điều về cái nghiệp của nghề may vá. Cô nói tao ớn sửa đồ lắm rồi mầy ơi, hơn hai mươi năm sửa đồ rồi chớ ít na (à). Ăn được đồng tiền của người ta đâu có dễ mầy. Nhục dữ dằn lắm. Có con bé kia á hả, tao nhớ mặt luôn nha. Nó ngựa lắm. Tao sửa ó nó mặc đẹp rồi. Tự nhiên nó đòi bóp eo, chít mông cho căng phồng ba vòng xẹp lép của nó. Tao sửa cho nó xong, Nó bận (mặc) vô thấy chật quá. Nó bắt tao nới ra. Trời ơi, cả ngày tao ngồi tao cắt tao may tùm lum bộ,lưng nhức mỏi, da bủng beo vì thiết nắng mà tao đêm đó tao vừa cắt tao vừa khóc cố nới ra một xí cho nó. Tao ăn tiền của người ta rồi thì tao phải làm thôi. Lần sau nó đến mang đồ khác đến, tao không sửa là không sửa nữa. Có đứa y vậy, nó nguýt tao, mói ở đất này thiếu cha gì nhà sửa đồ. Ờ, tao im lặng, cái rồi mấy ngày sau đến năn nỉ tao sửa lại giùm vì bị người ta cắt banh ta long vải, xấu thấy ớn. Tao cũng không sửa luôn. Ai thiếu một nghìn thôi, cô những nhớ mặt, gọi tên đòi bằng được sau hai ba năm gặp lại. Không trả nghĩa là không công nhận sức lao động của cô. Đừng hòng!
Kể từ ngày cô sắm cái máy giặt. Cô nói nay tao sướng hơn rồi. Chạy ra chạy vô lấy đồ giặt rồi phơi vậy mà khỏe người hơn là ngồi một cục trong phòng may với vá. Tôi cắc cớ rằng toàn công nhân, nghèo không có mồng tơi để mà rớt, ai người ta đi giặt thuê đồ hả cô. Cô cười phớ lớ nói mấy cái thằng đầu bếp chớ ai. Nó đi nấu ăn ở công ty rồi khi tan ca, chạy ra nấu thuê cho mấy quán nhậu. Một tháng nó kiếm được bộn tiền mà thời gian ngủ nghỉ còn hiếm huống chi thời gian giặt đồ. Thế là tao có việc làm.
Lai rai cô cũng có tiền nuôi các con ăn học ở dưới Thành Phố (Sài Gòn trong cách gọi của người Tây Ninh)…
Tây Ninh, 12/2016
Tây Nguyên Xanh
Em vẫn tràn đây năng lượng và đằm thắm hớn hơn!
ReplyDeleteHihi. Em cảm ơn anh ạ
Delete