Tây đố các bạn tìm
được hình ảnh này trên hệ thống báo chí và mạng xã hội ở Việt Nam. Đó là lý do
Tây giấu tên người chụp theo nguyện vọng của tác giả ảnh. Đây là hình ảnh xả thải của một nông trường cà
phê, là mặt trái của việc chế biến cà phê theo quy mô nông trường tồn tại từ rất
lâu đến nay. Cái mùi của nước thải này cũng có thể gây nhớ thương cho những kẻ
xa quê như Tây bởi khi ngửi thấy nó thì mùa cà phê bắt đầu và mãi đến khi hết
mùi này nghĩa là lứa hoa cà phê đầu tiên của mùa trái năm sau sắp nở. Nó hình
thành từ đâu?
Công nhân sản xuất
sẽ nhập cà phê vào sân công ty. Thường là đổ cà phê vào bồn nước để kiểm tra tạp
chất và để dễ xay xát. Sau đó công nhân bộ phận chế biến sẽ đem cà phê tươi xay
xát vỏ tươi ra cà phê thóc. Người ta thường dùng nước để đổ vào miệng cối cho
máy dễ phun bã và cho bớt độ nhớt ứa ra từ quả. Gọi là cà thóc vì sau khi khô,
còn phải xay thêm một lần nữa mới ra cà phê nhân thô cho cac bạn rang và tán
thành bột., người ta dùng nước để rửa sạch nhớt. Mỗi một đợt nhập, mỗi chủ lô
nhập khoảng 2 tấn cà quả tươi mà có hàng nghìn công nhân và có cả thảy 3 đợt nhập
thì các bạn có thể dự tính lượng nước thải xả ra rồi đấy. Thứ nước này có màu
đen xì và mùi thối thì ôi thôi, nhức óc. Ngày xưa nhé, những năm trước 2006, công
ty xả nước này chảy lênh láng trên hệ thống mương thủy lợi. Nhà Tây ngay bên
cái mương nên ngửi đã đời luôn. Chỉ khi nào người ta xả nước rửa mương để chuẩn
bị cho đợt tưới nước mùa khô đầu tiên thì mới hết mùi. Mà tưới xong thì cà phê
sẽ nở và tha hồ hít hương hoa he he. Cái mùi này chỉ còn đọng ở các hồ nhỏ ở cuối
các mạch mương. Người ta đi đến mấy cái hồ này xúc vỏ trấu này lên về bón phân
cho cà phê.
Từ ý nghĩa có thể
làm phân vi sinh và sự ca thán của nhân dân vì mùi thối của nó mà tất cả các
công ty cà phê ở Tây Nguyên hiện nay đều phải tốn hàng tỷ đồng để xây dựng hệ
thống xử lý nước thải này. Vì năm nay Tây đi làm xa quê nên không thể cập nhật
chi tiết hoạt động của mùa thu hoạch cà phê được. Tất cả phụ thuộc vào hình ảnh
minh họa từ các bạn đang sống ở quê nhà. Hy vọng mỗi bài viết của Tây có thể tạo
cảm hứng cho bạn quan tâm đến mảnh đất Tây Nguyên nhiều hơn. Các bạn chụp ảnh đời
sống sản xuất của người dân nơi đây nhiều hơn để Tây có nhiều hình ảnh giới thiệu
cho bạn bè gần xa quê hương yêu dấu của mình.
Tây Ninh, 29/12/2016
Tây Nguyên Xanh
Ngửi mùi thối của nước chế biến cà phê riết đâm quen.Thiếu nó là nhớ như .. nhớ quê nhỉ?
ReplyDelete