Mọi trao đổi xin liên hệ: bientaynguyen@gmail.com

Saturday, July 16, 2016

THẰNG EM YÊU RẮN


     Hôm nay là ngày Rắn Thế Giới (World snake day 16/7), kể chuyện thằng em bạn Facebook yêu rắn cho vui. Nó nhỏ hơn Tây 8 tuổi nhưng kiến thức của nó về rắn thì Tây gọi nó bằng cụ. (Xí mê: Tây ship toàn quốc bột Hà Thủ Ô Đỏ uống vào xanh tóc đỏ da, được thu hái ở núi đồi Cao Bằng, ai đặt hàng mới nhổ về chế ra sản phẩm. Đảm bảo tươi mới, có khách mới chế biến. Gọi vào số của Tây: 097 77 41042). Cái thằng ấy yêu rắn đến mức vào rừng bắt rắn Hổ Mang về cho bò ngoằn ngoèo trong nhà và chụp ảnh như kiểu lâu ngày mới gặp lại người tình á. 


Tây chẳng biết con nào có độc hay không độc nhưng có đôi lúc nó khoe ảnh một bé rắn đang nằm trên bàn phím và ngóc đầu nhìn màn hình laptop. Các em yểu điệu thục nữ cứ phải gọi anh ơi, em sợ… và sau đó ôm nó thật chặt. He he Nó có lợi dụng cúi đầu hôn đắm đuối cô nàng hay không thì tương lai mới biết được. Giờ hình như cu cậu mới thi đại học xong thôi, chưa yêu ai. Đoán thế. Thời gian đâu mà gái gú. Sáng đi học, chiều về vào rừng hẹn hò với rắn mà. Hã hã.  



Ngoài yêu rắn, nó còn yêu cả nhện nữa. Nhện chích cho mấy phát sưng và sốt nằm li bì dăm ngày nhưng vẫn cứ thích đào dưới đất lên để bế trên tay cái con lắm lông ấy. Nó ngồi chờ trứng nhện nở và đếm từng con chui ra. Năm nay nó thi đại học, Tây tưởng nó thi ngành chuyên sâu sinh học, ai dè nó bảo bố mẹ em không cho em chơi với sinh vật vì sợ mê quá thì ế vợ he he.

Nó và vài đứa nữa gia nhập cái hội Cuồng Nhiệt Vì Bò Sát. Hội này thôi thì kính thưa các loại bò sát đều được cưng nựng như bồ. Gái có thể không được chụp chung nhưng Kỳ Tôm, Tắc Kè, rắn không có độc… phải được ưu tiên thường xuyên lên sóng Facebook. He he.




Nhiều khi nó tâm sự em yêu rắn lắm chị ơi nhưng giờ rắn không nhiều như xưa. Lâu lâu vào rứng khều rắn ra ngắm nghía tí rồi lại thả nó lại thôi. Em như người ăn phải bùa rắn ấy. Yêu rắn kinh khủng. Tây thích đứng từ xa nhòm và chụp rắn chứ chạm vào nó chắc cũng hãi vãi tè. he he. Con thạch sùng còn chưa dám cầm ấy. Viết mấy dòng vì mến thằng em.
Sài Gòn, 16/7/2016
Lời: Tây Nguyên Xanh
Ảnh: Trần Bảo
No comments

Friday, July 15, 2016

THĂM VƯỜN CÀ PHÊ MOCHA Ở LÂM ĐỒNG


     Mocha (còn gọi là Al Mokha) là một thành phố cảng bên bờ biển Đỏ của đất nước Yemen. Vào những năm cuối của thế kỷ 18, từ cảng này người Thổ Nhỹ Kỳ đem một loại cà phê sinh trưởng ở cao nguyên miền trung của Yemen du nhập vào giới quý tộc ở châu Âu. Người ta không biết tên nó nên cứ gọi là cà phê Mocha. Người ta vẫn tưởng giống cà phê Arabica (cà Chè) là ngon nhất. Chỉ khi biết đến Mocha, người ta mới sửng sốt sao lại có loại cà phê mang hương cà phê mà lại có vị bùi béo của Socola đến thế. 

    Trước khi nói về cây này đang được trồng ở Lâm Đồng, Tây muốn kể cho các bạn về cuộc chiến sinh tồn cực kỳ thú vị của một loại cà phê cũng mang tên Mocha gần như đã tuyệt chủng ngoài tự nhiên nhưng vườn bách thảo hoàng gia Kiew ở nước Anh may mắn còn lưu trữ được một ít hạt. Ở cái nôi sản sinh ra các giống cà phê cho thế giới, ấy là Yemen, có một loài rùa khổng lồ rất thích ăn lá cà phê Mocha. Để đánh lừa con mắt của loài rùa, giống cà phê này đã cho ra hàng loạt lá dài như lá lúa khi cây còn ở tầm thấp. Rùa không biết đó là cà phê nên không ăn. Khi cây lớn vượt quá tầm với của đầu rùa rồi những cái lá đúng kiểu cà phê mới thực sự mọc. Giống cà phê Mocha nói chung đều lùn và thấp nhất trong các loại cà phê.

     Thăm huyện Di Linh, ghé qua Đức Trọng cho đến thành phố Đà Lạt và thậm chí ngó sơ qua huyện Lạc Dương, đâu đâu Tây cũng thấy cây có lá nhỏ như lá chè và cao chỉ khoảng một mét. Hỏi thì người dân bảo cà phê Mocha đấy. Lùn lùn bé bé thế thôi chứ cũng mắn đẻ phết. Sau một năm trồng thì cây cho thu hoạch và sau sáu năm thì cây bắt đầu thoái hóa, ra ít quả. Mà cả đất nước Việt Nam này chỉ có điều kiện thổ nhưỡng như Lâm Đồng mới trồng được. Các tỉnh khác của Tây Nguyên không có. Thế nên giá cà phê Mocha lúc nào cũng cao chót vót. Người châu Âu thích uống nên đem cây này dến với Đà Lạt khi lưu trú ở đây.


    Ở Đông Nam Á, cà phê Mocha ở đảo Sumatra của Indonesia là nổi tiếng nhất. Sau đó chắc là Mocha Đà Lạt của Việt Nam ta. Tuy nhiên, không ai có thể phủ nhận sự nổi tiếng của các giống cà phê Mocha trồng ở hai vùng đất Harrar và Djimmah của Ethiopia.
Lâm Đồng - Sài Gòn
7/2016
Tây Nguyên Xanh
No comments

Monday, July 11, 2016

LẤY THÂN MÌNH LÀM CẦU CHO ĐỒNG LOẠI ĐƯA BẠN CHẠY TRỐN

      
Voọc Chà Vá Chân Đen - ảnh: Lê Khắc Quyết  

      Tây đã nghe người ta nói rằng loài Voọc nói chung và Chà Vá Chân Đen nói riêng có cảnh ôm nhau chết chung khi bị đạn bắn trúng một con nên các ông thợ săn “có lãi” sau mỗi lần nổ súng. Nhưng hôm nay gặp anh, một người đã từng chứng kiến người ta săn Voọc mới biết thực ra đó là cảnh tượng gì. Anh kể, khi một con bị bắn bị thương thì ngay lập tức những con trong đàn sẽ nối nhau tạo thành chiếc cầu vắt vẻo giữa hai cành cây. Một con trong đàn sẽ ôm con bị thương chạy trên “chiếc cầu” đồng loại ấy đi trốn. Sau đó cả đàn cùng cao chạy xa bay. Tất cả những gì vừa mới kết chỉ diễn ra trong tích tắc vài giây thôi vì loại Voọc cực kỳ nhanh nhẹn. 
Chân dung Voọc Chà Vá Chân Đen
        Nắm được điều này, người ta thường đập nát lá cây nơi săn Voọc để chúng không lẩn trốn được. Cái giá cho những gì chúng ta vừa mới biết là rất nhiều cái chết của loài Voọc Chà Vá Chân Đen cực kỳ quý hiếm. Tây cũng đã định hỏi sao các anh nỡ bắn chúng nó nhưng thôi chuyện xảy ra đã gần 20 chục năm rồi. Cái thời ấy, người ta vẫn chưa biết con Dọc (voọc trong tiếng của một dân tộc thiểu số) quý hiếm đến như thế. Nay anh đã không còn sống lệ thuộc vào rừng nữa rồi. Anh đã động lòng trắc ẩn. Hy vọng gặp lại anh trong điều kiện máy ảnh có ống kính tốt hơn một tí để anh dẫn vào nơi có Voọc Chà Vá Chân Đen như anh đã hứa. Cảm ơn một người bạn Facebook đã giúp Tây kết nối với những người có số phận đặc biệt nhé.
Di Linh - Lâm Đồng, 11/7/2016
Tây Nguyên Xanh
No comments