Và thành phần chăn dắt bò thường là người già và trẻ nhỏ. Còn bò ở đâu mà có thì có thể là thừa kế từ đời cụ kỵ hoặc là sính lễ của đằng gái đem đến khi “bắt chồng”. Bắt ở đây không phải là kéo bè đảng đến cưỡng chế con trai nhà người ta như cái tục bắt vợ ở miền núi phía bắc nhá. Nhà gái đến thưa trình đàng hoàng, hai bên thuận tình mới “bắt”. Thường thì sính lễ phải có đôi ba con bò sống. Và nhà trai sẽ nuôi đến khi nó đẻ con thì trả bò mẹ cho nhà gái hoặc giữ lại nuôi tiếp, tùy theo cái sự thông cảm kinh tế giữa các gia đình. Rồi thì là những nhà có con gái cũng lo sốt vó kiếm bò mà nuôi để lớn lên có mà đi bắt chồng. Thế nên đôi lúc vẫn thấy các cô gái tuổi đương xuân đi chăn bò. Hiếm gặp con trai tuổi trưởng thành đi chăn bò lắm.
Người Kinh kiếm được khẳm tiền nhờ…phân bò đấy nhé. Có người đến tận chuồng đẻ mua nhưng nay có phong trào lẽo đẽo theo đít bò để….hốt cờ ứt. Một ngày kiếm được ba bốn trăm ngàn đấy. Đừng đùa! Tết đến cứ chúc nhau rằng năm nay hốt được nhiều cờ ứt để sung túc đủ đầy. Người trồng cây công nghiệp ở toàn khu vực Tây Nguyên năm nào chẳng đổ phân bò. Thương lái đổ phân, trộn bùn rồi thêm rơm vào cho bò giẫm ít hôm. Bán theo thể tính khối thùng xe ô tô, lời ngọng luôn! Sơ sơ thế, em tranh thủ đi chụp ảnh quê nhà rồi về lại biên tiếp nhé he he.
Buôn Ama Thuột, 1/2/2017
Tây Nguyên Xanh
Các cô người Kinh sinh ở Tây Nguyên không có đặc quyền đi "bắt chồng"! Thiệt thòi quá!
ReplyDeleteHã hã. Đúng vại bác ợ
DeleteTừ ngày xưa đã có cái bọn bán cứt rởm, lời ngọng luôn rồi mà. Cứ đâu bây giờ ở Tây Nguyên nhà em!
ReplyDelete