Tây
Nguyên đang bước vào mùa thu hoạch Hồ Tiêu của năm 2017. Đây là con đường tràn
ngập cây tiêu của quê nhà Dak Lak. Tây
không biết nó sẽ là con đường vinh quang phú quý cho quê nhà hay là con đường dẫn
đến tiêu vong của sự bình ổn bản đồ cây công nghiệp tại Việt Nam. Các bạn mà về
Tây Nguyên vào mùa đẹp nhất trong năm này sẽ thấy nhà nhà “mong muốn” chặt cà
phê và người người bàn tính trồng hồ tiêu. Cây Tiêu (椒)
được phát hiện ở nước Hồ(胡) nên người Hán gọi là Hồ Tiêu,
tiếng Việt ta có đến tám mươi phần trăm là từ Hán Việt nên có lẽ đó là nguồn gốc
tên gọi hợp lý nhất. (xí mê, Tây nhận làm biên dịch online tiếng Trung và tiếng
Anh, ai cần thì liên hệ email bientaynguyen@gmail.com)
Có lẽ bởi vì giá của
hạt tiêu đắt gấp đôi, gấp ba giá của hạt cà phê nên người nông dân Tây Nguyên lựa
chọn nó để kiếm kế sinh nhai ở tuổi xế chiều. Họ dành tuổi trẻ để trồng cà phê
để kiếm tiền nuôi con. Quá nửa đời người nhìn lại, họ sợ lúc về già không thể
kéo lưới nặng trịch trong mùa thu hái và chịu lạnh buốt thâu đêm canh ống máy
trong mùa tưới nước được nữa. Họ lựa chọn hồ tiêu. Chọn vì cái cây ấy được tưới
quanh năm. Hễ thấy nó hơi héo là tưới. Bơm nước dưới giếng lên gí ống vào gốc
mà tưới, không mang vác nhiều. Đến mùa thu hoạch chỉ cần đứng hoặc trèo lên
thang là hái được. Quan trọng là giá tiêu rất cao. Hai vợ chồng già túc tắc
nuôi nhau. Đi thăm con cái ở dưới thành phố, có tiền mua miếng quà tấm bánh cho
cháu để con dâu con rể nó đỡ…khinh. Ơ, tâm lý các cụ nó thế mà. (À, Tây có bán
Hà Thủ Ô Đỏ xanh tóc mượt da mí cả làm tranh đá quý theo yêu cầu he he)
Gia Lai là vựa tiêu, Dak Lak là
vựa cà phê của khu vực Tây Nguyên. Khi xưa là thế nhưng nay mối cân bằng ấy
không ổn nữa. Bây giờ đâu đâu của Dak Lak cũng có “chét” cây tiêu xen lẫn trong
vườn cà phê hoặc chặt bỏ hết cà phê thế bằng tiêu. Cái ảnh này là tiêu đang bám
quanh gốc cây muồng đen ở viền rẫy cà phê đấy. Cây muồng đen được trồng để chắn
gió và ngăn bức xạ nhiệt gây sương muối hại cây cà phê. Vì đây là vùng đất thuộc
quyền nông trường cà phê của nước nên họ không dám trồng chét cây ăn quả hoặc
tiêu trong rẫy, chỉ dám trồng bám quanh muồng thôi. Chứ trong vườn nhà của họ
thì kính thưa các loại cây luôn. À, nhà Tây cũng thế he he.
Cái con đường này, cái lối suy
nghĩ này sẽ dẫn nông dân Tây Nguyên đi đến đâu thì chắc phải chờ tương lai trả
lời. Nói thế là để Tây câu lượt xem dài dài cho blog này đấy hé hé.
Tây Ninh, tháng 3/2017
Tây Nguyên Xanh
0 comments:
Post a Comment