Cơm hàng cháo chợ, lỡ bữa thì ăn. Trong một lần ăn cơm
muộn trong quán ở cuối khu công nghiệp. Tôi ngồi một mình trong cái quán
ấy, chứng kiến cô chủ lấy hai tay gom từng vốc tiền rồi loay hoay đặt
vào cái bao bóng. Tôi ái ngại nên chạy lại giữ giùm cái bao cho cô
ấy dễ bỏ tiền vào. Tiền ấy là tiền lẻ, toàn những tờ năm trăm,
một nghìn và hai nghìn đồng cũ nát mà cô thối qua lấy lại từ tay
khách trong một tuần. Tôi hỏi sao cô không đếm và xếp thành cọc tiền
mà nhét như thể giấy lộn thế? Cô nói đếm chi cho cực, cô đưa cái bọc
cho cái bà kia. Tôi không biết "bà kia" là ai nhưng đoán là người này
hay đi gom tiền lẻ. Tôi đoán là bà kia tự đếm và đổi tổng thành tờ tiền
mệnh giá lớn. Và tiền lẻ ấy sẽ đi đâu trong thời đại lạm phát này?
Có lẽ nó sẽ được dùng trong đại lễ hầu đồng cầu tài lộc của các
gia tộc. Tiền phải đầy mấy vali lớn, ném từng xấp tiền sướng cả tay
thì cô đồng mới chịu lên hương bái thánh. Hoặc phân phối cho các nhà vệ
sinh công cộng hoặc cơ sở kinh doanh xe buýt.
Thực tế mà nói, người ta thích "bo tiền"(cho tiền
típ) luôn để khỏi phải nhận tiền lẻ. Và thế nào được cho là tiền lẻ thì tùy vào
kinh tế người xài. Với người rủng rỉnh thì dăm chục nghìn là tiền lẻ. Nhưng cỡ
cái đứa siêng ăn, nhác làm, thích sung sướng nhưng nghèo đang viết bài này thì
phải là dư năm trăm đồng mới dám phẩy tay, nói to khỏi thối đi anh. Tâm lý ghét tiền lẻ đã khiến tờ tiền mệnh giá
nhỏ đang dần mất đi giá trị. Đỉnh cao của sự mất giá ấy là sự kiện những tờ tiền
lẻ, năm trăm đồng gom lại đi trả phí giao thông đường bộ ở Cai Lậy. Nếu đòi phạt
dân vì tội dùng tiền lẻ gây tốn thời gian đếm thì nhà chức trách đang ỉa vào mặt
hệ thống tiền tệ hợp pháp của Việt Nam rồi. Nói cho vuông là thế. Phải như thế
nào, dân mới ghét đến độ cùng nhau chơi trò mày đòi lấy tiền tao thì tao cho
mày tiền khó xài chứ. Dân khôn lắm, đừng đùa!
Tây Ninh, 8/8/2017
Tây Nguyên Xanh
0 comments:
Post a Comment