Đến với Tây Ninh
và các tỉnh thuộc khu vực Đồng Tháp Mười, mình cứ thắc mắc vì sao họ cũng kho
cá với tương nguyên hạt đậu như xứ Nghệ nhà mình. Tất nhiên tương chẳng mặn khiến
trứng nổi lên như năm nảo năm nào mình thấy Ba Má thả trứng lên thử độ mặn của
muối để khỏi lo cái vại tương khỏi thối. Đi lòng vòng khắp tỉnh Tây Ninh mà
chưa tìm ra cái lò tương nào. Trảng Bàng được cho là nơi được khai phá sớm nhất
Tây Ninh và nay nó cũng phát triển nhất Tây Ninh. Sáng nay dạo những nơi được
cho là cái nôi làng nghề của tỉnh và cũng là nơi có gốc gác miền Trung từ thời
xửa thời xưa. Mong tìm chút Nghệ giữa đất trời Tây Ninh mà không thấy.
Mà thực ra giọng của người Tây Ninh gần với âm của người
Bình Định chứ chả có gì liên quan đến Nghệ Tĩnh cả. Có chăng chỉ là cái từ “mần”
được phát âm thay cho từ “làm” mà thôi. Chả hiểu các cụ của mấy thế kỷ trước trốn
chạy trong sợ hãi thế nào mà sửa cả giọng nói. Bỏ thì bỏ cho hết đi, tại sao chọn
Quảng Ngãi là nơi vứt bỏ “chi, mô, tê, rang, rứa” ấy thế mà vào đến miền đất đồng
bằng sông cửu long lại giữ lại từ “mần”. Mình vẫn tin đồng bằng ven sông Vàm Cỏ
Đông là một trong những nút thắt cởi bỏ hoàn toàn giọng Nam miền trung, Cả ngày
lần mò làng chằm nón và làm tương chưa ra. Chỉ gặp cảnh khoan tre làm ghế xuất
khẩu thôi.
Tây Ninh, 12/8/2017
Tây Nguyên Xanh
0 comments:
Post a Comment