Tác giả ảnh: Chế Hồng Trung |
Một cách độc chiếm ‘có tình” hơn
ấy là vào mùa khô, sầu riêng ra hoa. Thương lái đến đặt cọc tiền mua nguyên
cây. Ấn định ngày sẽ đến cắt hàng loạt quả vào đầu tháng bảy âm lịch hằng năm.
Các bạn thiệt thòi hơn Tây một chút vì không được ăn sầu riêng rụng tự nhiên
nhưng cũng phải hiểu cho nông dân các bạn ạ. Sầu riêng rụng xong thì độ 3 ngày
sau thì nó bắt đầu nứt để phán tán hạt theo quy luật tự nhiên. Mà trong ba ngày
không thể vừa chuyên chở vừa tiêu thụ hết lượng hàng hóa ấy được. Với lại quả
đã nứt, các bạn cũng ngại mua. Cách tốt nhất là hái quả thật già rồi đem lên kệ
bán, đừng nhúng thuốc kích thích này nọ
là có tâm rồi.
Khi có sự độc chiếm thì tình trạng
ép giá lên ngôi. Đó là điều khó tránh khỏi. Nông dân đành phải chịu vì chán cà
phê rồi mà tiêu thì không phải đất nào ở Tây Nguyên cũng tươi tốt, sống bền bỉ.
Một cây giống thôi mà những 80 nghìn đồng rồi, đã vậy ít nhất 4 năm sau mới có
thu hoạch. Một hành trình dài để mong chờ sự đắt đỏ của giá cả. Nhưng…khó! Mọi
người đang đổ lỗi cho Trung Quốc. Ừ, cũng một phần. Nhưng theo lời kể của các bạn
sang Trung Quốc công tác, học tập ở tỉnh Sơn Đông thì “10 nghìn ở Việt Nam mua
được một trái dứa (thơm, khóm) nhưng cũng tương đương số tiền ấy chỉ mua được một
lát dứa mỏng ở Trung Quốc”. Điều đó có nghĩa là các loại hoa quả nói chung ở
Trung Quốc khá đắt. Cho thấy được rằng bên họ luôn hiếm hàng. Thị thường màu mỡ
như thế, chẳng có gì sai khi bán hàng cho nó. Chỉ là phải làm sao cho nó đừng nắm
được thóp, nó cần hàng mình chứ đừng phải lạy nó cho qua cửa khẩu nữa. Nó tìm mọi
cách để lừa cho nông dân Việt Nam trồng nhiều những thứ nó cần để nhập khẩu vào
nước nó rẻ mạt, cho dân nó sướng là điều dễ hiểu. Nên bị ép giá cũng lỗi một phần
do chính chúng ta không quy hoạch được khu vực sản xuất cố định. Trách ai bây
giờ?
Tây Ninh, 7/9/2017
Tây Nguyên Xanh
Bài viets đúng hienj trạng và có tâm!
ReplyDelete