Cầu Cao Lãnh |
Mắt nhắm mắt mở đọc báo viết rằng cầu Cao Lãnh đã hợp long hồi
tháng 9. Mình cứ tưởng hợp long nghĩa là có thể vi vu rịn ga chạy trên cầu rồi.
Ai dè năm nay đi đến lần thứ 3 (đầu tháng 1, đầu tháng 5 và cuối tháng 10) mà vẫn
phải năm nghìn tiền phà. Nhưng thành phố Cao Lãnh thì thay da đổi thịt từng
ngày. Tất cả đón chờ làn gió du lịch mới sau khi cầu Cao Lãnh và cả cầu Vàm Cống
khánh thành. Thành phố đào hố đổ bùn trồng sen trên dải phân cách ở tất cả nẻo
đường, đến chân cột cờ ở quảng trường cũng có dáng sen. Người nơi đây đang xây
dựng thương hiệu “Cao Lãnh- phố thị Sen Hồng” của cả nước.
Cao Lãnh nói riêng và
vùng Đồng Tháp Mười nói chung luôn được mình ưu ái bởi mình thấy ở đây gần gũi
như Nghệ Tĩnh quê mình. Ngay như cái cách ăn tương đậu nành thì gần như ở miền
Nam này chỉ vùng Đồng Tháp Mười (gồm Đồng Tháp, Long An và một phần Tây Ninh) mới
có (chắc do cách biệt với biển?!). Hạt tương ở Nam Đàn nhỏ, màu vàng còn tương ở
Đồng Tháp hạt to và màu nâu nhưng hai nơi đều để nguyên hạt chứ không làm nát
đi. Người dân hai nơi đều thích kho cá đồng với tương.
Cái giọng Nghệ Tĩnh của những người di cư năm nảo năm nao
bây giờ chỉ từ “mần” còn sót lại để diễn tả hành động “làm” ở đời con cháu. Và
mình tin người Nghệ Tĩnh thời xưa khai khẩn miền đất này bởi nơi này đất phì
nhiêu như thế, khí hậu tuyệt vời như thế. Mà người Nghệ thì chỗ nào đất phì
nhiêu, nhiều người du lịch ắt có người Nghệ Tĩnh hẽ hẽ
Cầu
Cao Lãnh sẽ là một cây cầu bắt mắt không thua kém gì cầu Mỹ Thuận. Một cây cầu
nom như cắm hai lá dừa chống xuống lòng sông. Rất đẹp, rất Nam Bộ! Thấy hứa
tháng 11 khánh thành, thôi lần sau tám nạm, à nhầm, tái ngộ vậy.
Tây Ninh, 27/10/2017
Tây Nguyên Xanh
0 comments:
Post a Comment