Nói thật,
khi bước ra đường, ngại nhất là cái đoạn ngang qua chợ. Đoạn ấy, hai bên đường
bỗng cong mềm mại như kiểu cong hai bên eo các gái làm cho khoảng cách hai bên
rốn bỗng hẹp lại. Đường hẹp là vì các mẹ chạng chân giữ thăng bằng xe, tư thế vẫn
ngồi trên xe nhưng thân uốn xuống với tay lấy mớ rau, mớ cá, mớ tôm còn nhảy
tươi choanh choách. Hoặc ta phải nhường các cặp mông đủng đỉnh vừa đi vừa ngó
ngáo ngơ hoặc thậm chí là cảnh các bố bật xi nhan xin đi trái đường một đoạn
bên lề chợ. Nhường, nhường, nhường! Chứ dám đụng bánh xe vào ha? Và từ địa đầu
Lũng Cú đến mũi Cà Mau (Tây mới đi xe máy từ Sài Gòn đến Cà Mau chứ ngoài kia
chưa biết he he) chắc là trăm buổi sáng đều như nhau cả. Vấn đề là sao dân ta
phải chịu lắm cái sự nhường đến thế?
Là bởi vì người tiêu dùng ham
tươi. Những thứ bán ngay bên lề đường là mớ rau, rổ quả các bà các mẹ mới hái
trong vườn chiều qua, hoặc thùng cua, thúng lươn, mẹt tép mấy đứa con nít mới vớt
dưới sông dưới đồng đi gom về lúc tờ mờ sáng. Thương lái ép giá, người nông dân
muốn có tí cải thiện bữa ăn nên đem ra lề đường quanh mé chợ bán chứ…ngại phải
đóng thuế kinh doanh trong vùng quy hoạch. Thế là cái chợ cứ thế cơi nới không
kiểm soát nổi. Làm ban quản lý ở Krong Ana (Dak Lak) hay bất cứ nơi đâu trên đất
nước Việt Nam đều khóc tiếng mán như nhau. Vẫn biết như vậy nhưng dùng chân đá
hàng hóa của dân như kiểu đá bóng như thế thì nghe chừng khó sống lâu dài với
dân lắm. Mai này về hưu, dân đập cho chảy nước mắt chứ không được dân thương đến
rơi nước mắt như anh hùng lao đồng, thầy thuốc nhân dân Nguyễn Anh Trí đâu.
Krong Ana của Dak Lak là một huyện
có sông, có đất đai cho phép trồng nhiều loại rau, quả nên nông dân buôn thúng
bán bưng quanh chợ và bên lề đường là điều chắc chắn có. Vấn đề không chỉ riêng
Korng Ana mà còn nhiều nơi nữa, phải thỏa hiệp như nào đi chứ ai cũng muốn đường
thông thoáng mà ai cũng muốn bán nọ bán kia. Tây đang nghĩ, hay là dựng nên hẳn
một cái “chợ gió” kiểu như mộ gió ở huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) ấy. Trong chợ
không có người buôn kẻ bán nhưng có cắm bảng hiệu trưng bày sản phẩm và hàng
hóa cùng với địa chỉ nhà người buôn. Ai ham đồ tươi sống thì tới quẹo lựa mái
thoải. Nó có thể là cái công viên đàn bảng
tên hoặc là cái tấm chắn bên lề đường với toàn thông tin như kiểu quảng cáo “khoan
cắt bê tông” ấy. Khả thi không nhỉ?
Tây Ninh, 4/10/2017
Tây Nguyên Xanh
0 comments:
Post a Comment