Mọi trao đổi xin liên hệ: bientaynguyen@gmail.com

Monday, October 30, 2017

MÙA CÀ PHÊ 2017 - Kỳ 2. KIẾN CÓ THỂ TẠO RA CON NGƯỜI

October 30, 2017

Share it Please
   Tây Ninh trời đổi gió, nắng vàng và khô hanh, se se lạnh như mùa tết. Ngồi ngắm kiến vuốt râu qua ống kính macro của điện thoại chợt nhớ hình như Tây Nguyên quê nhà đang xịt thuốc diệt kiến để mấy hôm nữa bước vào mùa đỡ phải ám ảnh bởi những vết cắn sung mủ. Dẫu biết rằng không nên tận diệt loài nào cả nhưng chỉ mong hai tháng mùa thu hoạch đừng có bị kiến kẻo nó có thể làm nữ nhi có…bầu. Có câu chuyện như thế này


   Hái cà phê người ta thường phân cặp hái cà phê, ưu tiên một nam một nữ để đàn ông phụ kéo lưới còn đàn bà gói ghém lưới khéo hơn. Đôi bên đang chưa có mảnh tình vắt vai. Thế quái nào một bạn kiến mò mẫm bò qua khe áo vào hôn lên đôi gò bồng đảo của nàng. Rằng thì là nàng phanh hết ra bắt cho bằng được. Lúc ấy chủ rẫy về nhà chuẩn bị cơm trưa để đem ra đồng cho nhân công ăn. Giữa cái rừng cà phê bạt ngàn như thế, gió thổi vi vu vi vu, áo mở hở ra bao nhiêu là nõn nường, tình trong thì như đã tội gì mặt ngoài phải e thẹn. Triển luôn, bầu luôn, lãnh xong hai tháng tiền hái thuê không quên gửi lời mời đám cưới he he. Kiến có thể sinh ra con người chứ đùa à hã hã. Thế nên sợ kiến Tây Nguyên lắm.

Kiến ở lô cà phê thường có hai loại, kiến đen và kiến vàng. Kiến vàng có lẽ là loài kiến sạch nhất vì nó làm tổ bằng cách cuốn lá cà phê lại rồi dùng tơ kết dính chứ không có một chút đất nào. Người dân tộc Ê Đê thường đi săn những tổ tiến này, họ gom củi cà phê đun sôi ngay tại bìa rẫy rồi cắt và thả nhanh tổ tiến vào nồi nước. Nước ấy có vị chua chua thanh thanh. Người Tây Nam Bộ có món “bò kiến” còn người Tây Nguyên có món “muối kiến”. Loài kiến khiến bố mẹ của Tây sợ hãi nhất là cái bọn kiến đen, nhỏ và đít thì nhọn hoắt, bóng loáng, nó mà chích cho một phát thì sưng mủ ngay tại vùng da đó. Rất kinh hoàng. Trong một đêm, xác một con thỏ con chỉ còn trơ lại bộ khung xương trắng tinh. Kiến Tây Nguyên đấy!


Những ngày này, lựa hôm trời thật nắng, người nông dân thường trộn thịt mỡ heo xay nhuyễn với thuốc diệt kiến. Kiến bu vào rồi bị rớt lộp bộp, thế nhưng không lừa chúng mãi được. Đâu rồi cũng vào đó, bớt được mấy hôm xong lại đông đúc lúc mùa cà. Có nhà phun thuốc hẳn hoi nhưng cũng không thành công. Mấy tay muốn thuốc bảo vệ thực vật toàn tung tin đồn vườn nhà tớ điệt được thế này thế kia chỉ sau ba lần cách nhau khoảng thời gian này nọ. Thành công vào mắt ấy. Chỉ có doanh thu của họ thì viên vãn thôi. Nói chung là cố gắng làm cho lượng kiến giảm bớt chứ không diệt được kiến. May mà kiến khôn chứ không lại phải đưa nó vào danh sách bảo tồn thì thậm nguy. Tận diệt loài nào cũng không tốt vì mỗi loài là một mắt xích trong chuỗi thức ăn của tự nhiên. Chuỗi thức ăn là gì thì mời Gúc, nhóe!
Tây Ninh, 30/10/2017
Tây Nguyên Xanh

0 comments:

Post a Comment