Mọi trao đổi xin liên hệ: bientaynguyen@gmail.com

Saturday, November 25, 2017

CÁY ĐỀ TÀI NGÂM CỨU NGÔN NGỮ CỤA TUÔI

November 25, 2017

Share it Please

Tây đang theo đuổi cái đề tài tiến xĩ (hĩ hĩ) mang tầm cỡ “cuốc ra”, ấy là đi tìm tiếng Nghệ Tĩnh còn sót lại của đoàn người di cư thuở xưa giữa trời mây Tây Nam Bộ hiện đại. Tây đang không biết viết ông Trốt hay ông Trôốc mới đúng âm dùng để diễn đạt cho cơn gió xoáy ngang đầu người và ông Cù, ông Cục hay ông Cụt cho cơn lốc xoáy tốc mái nhà đây. Bản thân cái sự dùng chữ để ký âm là cả một công trình, các cụ ợ. Và Tây đang đếch hiểu vì sao cả đất Việt Nam chỉ có cái giọng Nghệ ở huyện Nam Đàn (tỉnh Nghệ An) nhà Tây lại có cái âm “hần” để diễn tả cái gì đó quá mức giống như âm “hen (thanh 3)” trong âm Bắc Kinh của người Hán. Ví dụ hần nóng, hần lạnh là rất nóng, rất lạnh. Và Tây cũng tò mò là sao bọn Nhật Bản phát âm cái từ kết hôn là kekkon cũng na ná cách đọc của ta thế. Ôi nổ não lắm cho nên các cụ để yên cho tiến xĩ nghiên cứu phát nhá, đừng có chia sẻ mấy cái bài viết dùng ký hiệu tốc ký, sợ phụ huynh hiểu được khi đọc tin nhắn của bọn tin tin đi nhá. Đùa chứ nghiêm túc tí nhẩy? Cụ Bùi Hiền chỉ là đề xuất thôi mà, đã ai đồng ý đâu mà các cụ xồn xồn như nhồn mọc lông thế he he. Để yên cho Tây em mổ xẻ vứn đề phát nào.

Những cuộc chinh phạt, truy sát vì thay đổi thủ lĩnh từ thời cổ đại đã khiến cho người ta phải rời khỏi quê hương và tự biến đổi khẩu hình để làm méo giọng đi, tránh khỏi bị tìm thấy, đã khiến giọng Việt đa dạng phong phú như ngày nay. Lượng từ vựng được xào xáo để phù hợp với khẩu hình quen thuộc. Nếu lấy giọng Quảng Ngãi làm dấu mốc ngâm cứu thì câu hỏi đầu tiên Tây muốn đặt ra ấy là tại sao ở sát đất nhau nhưng người Quảng Nam có nói “chi, mô, tê, răng, rứa” mà người Quảng Ngãi thì không? Tại sao người Quảng Ngãi thích dùng âm ê để nhấn cuối câu? Trong khi giọng nói của người hai tỉnh này nói chung na ná nhau. Tây lý giải cho điều này là do người Quảng Nam khi xưa sang đất Quảng Ngãi đã bỏ hẳn tàn tích giọng Bắc Trung bộ và kéo căng hàm nhiều nên giọng có vẻ nghe chát hơn và phải dùng âm ê để hạn chế bớt hơi ra ngoài. Có ai thử nhại giọng Quảng chưa nhỉ, mỏi hàm chết được. Và cách nói tĩnh lược đã hình thành nhiều âm mới ví như nhuộm ở miền Bắc là nhộm ở phương Nam. Tương tự cho Quốc Gia (Giọng Sài Gòn) và Cuốc Ra (giọng Thái Bình) hay Cuốc Gia (giọng Hà Nội) cũng thế. Chỉ là xưa phát âm sao, nay con cháu nói lại thế nhưng dường như chưa ai chê hai chữ “quốc gia’ xấu cả. Chữ Viết là một thứ vũ khí giúp thống nhất các giọng nói, các cụ nhẩy?


   Có cụ cãi chày cãi cối rằng chữ Q trong phiên âm quốc tế thường là /kw/ nên đọc cuốc gia mới đúng. Xin thưa, chữ Viết có chức năng lưu trữ thông tin chứ không phải để làm hiện thân cho âm đọc, nhá. Cái sự đọc gần giống với viết của chúng ta đang có là hạnh phúc lắm rồi đấy. Chữ là một tác phẩm nghệ thuật, nó phải có bản sắc riêng, nó không cần phải giống bố con thằng nào cả. Nhóe! Cứ yên cho tuôi có thời gian yêu, thời gian đéo đâu mà đi học chữ cái mới. Tộ xư, he he.
Tây Ninh, 25/11/2017
Tây Nguyên Xanh

0 comments:

Post a Comment