Giời ạ, nó là cái
bánh lọt mà ban đầu tôi cứ tưởng nó cách đọc chệch của bánh khọt. Ứ phải, nó là
thứ bánh tròn như sợi bánh canh nhưng ngắn và ngắt nhọn ở đuôi đúng bằng kích
thước và hình dáng của con tằm nhưng lại chẳng phải là bánh tằm sợi dài của người
miệt Đồng Tháp. Khi ăn sáng bằng tô bánh lọt ở Cần Thơ, tôi phải lẩm bẩm, tài,
tài đến thế là cùng cái sáng tạo của người Việt. Gạo chẳng có nhiều nên người
Việt nghĩ ra cách xay gạo thành bột rồi rây nước hấp lên thành thành sợi bún nhỏ
xíu húp xì xụp cho nhanh no. Trên hành trình nam tiến khai phá vùng đất mới, đường
xa xôi, đói quá, vì “no hai con mắt” nên họ nghĩ ra cách nhồi bột cắt thành từng
sợi bánh dài dài vuông vuông rồi trụng vào nồi nước sôi, bánh canh vùng Bình Trị
Thiên ra đời. Tô bánh canh xứ Huế có vị cay lắm vì khi xưa các cụ đi khai phá đất
này hay bị cảm cúm, sốt rét nên ăn ớt trị bệnh chăng?
Vào đến bờ bắc của
sông Vàm Cỏ Đông (huyện Trảng Bàng, Gò Dầu, Bến Cầu của Tây Ninh), sợi bánh
canh vẫn có cách làm làm giống người Huế nhưng lúc này do ảnh hưởng cách chế biến
thịt xay của hủ tiếu Nam Vang (du nhập từ Campuchia vào các cửa khẩu của Tây
Ninh) mà Tây Ninh gần như là tỉnh có bán bánh canh xắt (bánh canh thịt bằm) và
người xứ này ăn bột hồ tiêu nhiều kinh khủng.
Tô bánh lọt đấy |
Bánh canh vượt hệ
thống sông Vàm Cỏ vào đến trung tâm vùng Đồng Tháp Mười, lúc này người ta ở
vùng sông nước nhiều rồi ớn nước rồi chế ra sợi bánh tằm ngào với nước cốt dừa
như một món ăn chơi chăng? Thế rồi bỏ rơi sông Tiền, bánh tằm bị ngắt ra từng
đoạn ngắn ngắn khi ghé bờ sông Hậu như kiểu nó lọt lỗ rơi xuống nên tên cũng đặt
là bánh lọt chăng?
Tô bánh lọt của Cần Thơ thường ăn chung với
ngũ tạng và một cục xương lợn. Rau thì cũng chỉ có giá, rau húng chứ không có
thêm gì. Ấy thế dân thành phố này “ăn như tằm ăn lên”. Tôi đi ăn đêm nhưng vì
ghé trễ quá nên phải chờ sáng hôm sau mới có bán lại đó. Bánh lọt luôn hết sớm
hơn hủ tiếu. Là vừa ăn vừa viết như một bút ký vậy
Tây Ninh, 12/11/2017
Tây Nguyên Xanh
0 comments:
Post a Comment