Mọi trao đổi xin liên hệ: bientaynguyen@gmail.com

Monday, December 25, 2017

VỀ VỚI NGƯỜI S’TIÊNG NHÓM BÙ DEK Ở THỦ PHỦ VÀNG TRẮNG

December 25, 2017

Share it Please

   
    Khi Tây giương cái điện thoại ra chụp tấm ảnh này có người cụ già S’Tiêng mắng Tây rằng không có chuyện làm hay sao mà suốt ngày đi quay phim chụp hình vậy. Thái độ gay gắt lắm nhé, cứ như Tây là lười biếng lắm. Ấm ức quá nên giải thích khí thế rằng hôm nay con được nghỉ chủ nhật mà bà. Cụ vẫn khó chịu lắm í. Các bạn ạ, cụ ấy có đủ tư cách và độ siêng để Tây phải nể và đáng phải học sự chăm chỉ đấy. Không phân biệt chủ nhật hay thứ hai, chỉ có ngày khỏe hoặc ngày ốm, hằng ngày cụ và nhiều cụ già xấp xỉ 70 tuổi khác khác xấp xỉ 70 chục, đi bộ cả 5 cây số len lỏi các rừng cây cao su để nhặt những cục mủ khô vì những giọt mủ tươi rơi xuống hòa quyện với đất. Đi ròng rã từ sáng sớm đến khoảng 2h chiều chỉ nhặt được khoảng hai đến ba ký mủ khô và thương lái chỉ mua cho cụ với giá bốn nghìn đồng một ký. Tức là trung bình các cụ mỗi ngày thu về khoảng mười nghìn. Tây nhẩm tính như vậy giữa kinh đô vàng trắng Bình Phước.

    Sẽ chẳng ngoa nếu Tây ví von Bình Phước như là thủ phủ, kinh đô hay vương quốc cao su mà một thời được tôn xưng vàng trắng. Bởi, với xu thế chán cao su (và cà phê nữa) chuyển sang mặn mà với hồ tiêu, hiện nay diện tích cây cao su ở Tây Nguyên đang hẹp đi từng ngày. Với khí hậu quá lạnh vào mùa đông, cao su Tây Bắc và cả vùng núi Quảng Trị, Huế, Thanh Hóa, Quảng Nam, Quảng Ngãi còn không sánh được với Tây Nguyên nữa chứ nói gì đến cao su ở Đông Nam Bộ (chiếm 80% diện tích cao su của cà nước). Mà trong miền Đông Nam Bộ thì về căn bản Bình Dương đã xóa bỏ ¾ điện tích đất trồng cao su, học tập Hàn Quốc một thời nhịn ăn nhịn mặc để làm đường rộng nhằm thu hút đầu tư xây dựng khu công nghiệp, đưa các huyện đồng loạt lên thị xã với mục tiêu tiến lên đô thị thông minh rồi. Đồng Nai cũng đã ưu tiên công nghiệp nặng hơn 20 năm. Tây Ninh đang có trào lưu bỏ lúa và cao su để trồng nhãn, cây ăn quả khác. Vì vậy, hiện nay về cơ bản, Bình Phước đang là thủ phủ cao su của cà nước. Và người S’tiêng sẽ là chủ nhân tương lai của cao su Bình Phước. Bởi lẽ:

    Lâu nay người đồng bào thiểu số trên cả nước gần như không sở hữu đất canh tác mà chủ yếu là người Kinh. Người S’Tiêng ở Bình Phước cũng vậy. Họ gần như chỉ là người làm thuê cho người Kinh thôi. Nhưng giới trẻ người Kinh đang muốn làm công nhân ở khu công nghiệp và xuất khẩu lao động sang nước ngoài thôi nên sớm hay muộn gì thì cán bộ quy hoạch cây công nghiệp Việt Nam phải làm thân với đồng bào dân tộc thiểu số bản địa thôi chứ còn ai chịu bám đất trồng cây nữa đâu.

    Hãy để họ có cơi hội tự chủ kinh tế để họ tự khát có bảo tồn văn hóa truyền thống của họ!
Bình Phước, 25/12/2017
Tây Nguyên Xanh

0 comments:

Post a Comment