Mọi trao đổi xin liên hệ: bientaynguyen@gmail.com

Tuesday, April 17, 2018

MỘT NHÁT CHO ĂN MÍ UỐNG

April 17, 2018

Share it Please
   Xưa, công ty cũ chặn Facebook thì lâu lâu lén lút bấm bấm điện thoại như con nghiện. Nay, công ty chả chặn bất kể một trang mạng nào, ấy vậy mà không có thời gian lướt web. Thế mí nhọ cho con bé muôn đời ham xóc lọ. Chiều nay bỗng trời đổ mưa giông, chả có thằng bồ nào đi cùng để rồi cùng trú mưa, cùng ướt nhẹp rồi cùng về cái phòng nào đó…hong quần áo nên tan tầm ở lại biên mấy dòng cho khô các cái. Ngứa mồm nhỉ, chắc phun châu nhả ngọc đôi dòng cho thơm loa con nhà trồng nông sản. 
Voọc Chà Vá Chân Nâu ăn quả sung rừng - Tác giả ảnh: Lê Hải Sơn

   Ấy là, cái vụ làm cà phê giả bằng chế phẩm tầm bậy nhuộm màu pin Con Ó. Tây chả biết người đề ra cái cách làm ấy có được mẹ mang nặng đẻ đau, sau chín tháng có tâm can phèo phổi gì không, hay là cái máy robot đóng gói theo lập trình mà ác kinh hoàng thế. Thật khó tả cảm xúc quen thuộc này. Là bởi thông tin thực phẩm bẩn bị phát hiện nhiều đến nỗi độ giãy nảy của cảm xúc giảm bớt. Như kiểu hồi nhỏ, lần đầu tiên bị kiến cắn thì khóc um lên. Bây giờ kiến cắn, chúng ta ngoái cổ, oằn mình, mắt nhìn ngay về vết cắn, bĩnh tĩnh văn vê con kiến cho nó chết và ngắm nghía xem xung quanh có đàn kiến nào không. Gãi gãi đôi cái và quên vết cắn. Có người bảo thời buổi này ra chợ, thấy cái quái gì cũng nghi ngờ, không ăn thì chết nhanh mà ăn thì cũng chết từ từ, thôi nhắm mắt đưa chân vậy.

   Tây là con nhà trồng cà phê nhưng không khi nào uống cà phê vì cảm thấy cà phê không có gì hấp dẫn chứ không phải vì sợ độc. Ông anh nọ bảo anh không bao giờ uống cà phê ngoài quán mà tự pha cà phê nhà anh tự trồng cho an toàn. Mừng cho anh tránh được cà phê Con Ó nhưng đố anh né được đôi lần ăn phải rau hay các loại thực phẩm bẩn khác đấy. Anh không thể tự trồng hết tất cả. Vấn đề là tính trung thực, hiệu quả của trung tâm kiểm nghiệm thực phẩm và cả cộng đồng cùng yêu cầu một cái tem chuẩn. Kiểu như tem (ROHS) chứng nhận hàm lượng chì có trong mẫu thiếc hàn kim loại vậy. Có nó thì hàng hóa được vào thị trường, không có nó thì bỏ đi. Còn về giá cả thì sao?

   Tây có ông anh, đến mùa trái cây thường nhập quả từ Tây Nguyên xuống bán ở Thủ Dầu Một. Anh kể đắng lòng lắm em ơi. Mình bán rẻ, người ta ngỡ đồ rởm mới rẻ thế. Anh ghét, anh thét giá cao, thế là mua ầm ầm. Nhà Tây quanh năm ăn mật ong hoa cà phê nhà hàng xóm nuôi, 70 nghìn một lít. Đồng nghiệp cũ ở Tây Ninh bỉ bôi trời ôi chị uống nước đường mới có giá đó chứ mật ong thật phải ở tầm giá 600 nghìn một lít. Giá cả không còn là thước đo giá trị thật của hàng hóa nữa rồi. Cái này chắc phải có cuộc cách mạng thay đổi tư duy người tiêu dùng chứ cả người trồng và người tiêu dùng như gà mắc tóc và bản thân người bán hàng, tuy có lời đấy nhưng đôi khi thấy lòng tự trọng bị tổn thương. Đời cứ rẻ rúng con buôn dù biết rằng không có nghề ấy, cuộc sống không thông suốt được.

Bến Cát, 17/4/2018 
Tây Nguyên Xanh

0 comments:

Post a Comment