Ngày
xưa Tây xem phim chưởng oánh nhau ầm ầm xong rồi các anh hùng hôn nữ hiệp trong
hang động, thích lắm thích lắm. Thế là học chữ Hán để mong một ngày sang bên ấy
xoay đầu đọc thơ, tựa lưng vách đá thổi sáo gọi bạn tình hẹn hò trong rừng trúc
như phim. Tốt nghiệp ngành sư phạm Hóa học xong, Tây suốt ngày âm mưu rủ nam
sinh vào nhà nghỉ dạy môn sinh học nên đi đến đâu, các hiệu trưởng kiên quyết
không nhận vào trường giảng dạy. Cay cú quá, Tây rót nước pha trà cho người
Trung Quốc, nói nôm na là Hán nô luôn, hĩ hĩ. Trong tư thế váy ngắn vừa đủ che
mông, hương trà Thiết Quan Âm phà vào khe ngực sâu thăm thẳm. Tây đon đả vừa
nâng tách trà mời sếp vừa hỏi han những câu kiểu như “mấy năm trước anh quen vợ
trên mạng rồi cưới hả, em nghe nói bên Trung Quốc nhà anh bây giờ khó kiếm gái
để tán lắm”. Anh ấy bảo giời ơi, quen nhau trên mạng ai mà tin được hả? Mày có
cái sự tò mò giống người Trung Quốc bên tao. Mỗi lần tao về thăm nhà đều hỏi
con gái bên Việt Nam đông như nữ nhi quốc trong Tây Du Ký luôn hả? Tao lại phải
giải thích là trai Việt cũng nhiều lắm, nhưng chúng nó dần dần sẽ gặp phải tình
trạng thiếu gái như bên mình. Rồi anh ấy thao thao bất tuyệt....
Tác giả ảnh: Trần Bảo Hòa |
Tao thuộc thế hệ 8X đời đầu nên chuyện
cưới xin dễ dàng một chút. Bọn tao quen nhau trong xưởng sản xuất, yêu nhau từ
ánh mắt nụ cười nên về xin bố mẹ cưới. Tao sinh vào cái thời mà chỉ cần bố mẹ
làm giấy khai sinh thì chính phủ cấp cho tao mảnh đất để sau này lớn lên chỉ cần
xây cái nhà là ổn. Ngày nay không còn chính sách ấy nữa. Người Trung Quốc thực
dụng hơn, thất lễ hơn. Mày không có nhà to, xe đẹp, điện thoại đắt tiền, công
việc ổn định và sính lễ hậu hĩnh thì không thể lấy vợ. Đúng nghĩa kiếm tiền của
đàn ông Trung Quốc hiện nay là kiếm tiền để mua vợ và bợ con. Thà rằng mua một
đứa con gái Việt Nam “vừa ngon vừa bổ lại vừa rẻ” còn hơn đầu tư tán một đứa
con gái Trung Quốc. 10 người đã từng đến Việt Nam đều khen phụ nữ Việt Nam chịu
khó đi làm để kiếm tiền nuôi chồng ăn nhậu và các con ăn học. Trong xí nghiệp
phụ nữ Việt Nam siêng hơn đàn ông. Ở thôn của tao (tỉnh Hà Nam cách biên giới
Việt Nam khoảng 2300 km), có hai cô gái Việt Nam bị mua sang làm vợ. Hình như
ban đầu các cô cũng định bỏ về vì bất đồng ngôn ngữ, nhớ nhà nhưng rồi lại sống
rất ổn. Bởi bên tao đàn bà đa số ở nhà chăm con, chồng đi làm nuôi cả nhà. Vợ
có kiếm tiền thì chỉ dành kem phấn sắm đồ ăn diện chứ lo cho con cái thì lấy tiền
chồng. Nhà nào cũng thường sinh 2 con, một trai và một gái. Con gái được mua đồ
đẹp hơn con trai. Con gái không bao giờ bị tát còn con trai mới sai một tí thì
phải tát nó ngay. Vì con gái ở với mình khoảng 20 năm rồi nó sẽ đi lấy chồng, gần
như biền biệt. Còn con trai nó phải gánh vác cả gia đình nên nó mặc đồ phải xấu
hơn, bị đánh nhiều hơn để quen chịu đựng. Con gái Trung Quốc được nuông chiều từ
nhỏ chứ không giống như bên Việt Nam nên lấy vợ Việt Nam thì đàn ông bọn tao đỡ
khổ hơn. Lấy vợ khác quốc tịch thì dính hàng loạt các thủ tục và chi phí, khá
phức tạp. Bọn tao cũng mong các cô gái tự nguyện nhận tiền rồi cứ thế làm vợ chứ
không phải biến tướng theo kiểu bắt cóc rồi bán sang bên giới. Báo chí bên tao
cũng tràn ngập những cái nhìn phiến diện về Việt Nam. Thôi kệ mày ạ, tao với
mày cũng chỉ là dân đi làm thuê (cho người Đài Loan), chỉ là khách quốc tịch
thôi. Không thể một mình thay đổi quan điểm xã hội mà cố gắng đừng vấy bẩn xã hội
là được rồi mày ạ.
Ngày xưa học tiếng Hán, Tây không hề nghĩ
mình sẽ kiếm tiền nhờ ngôn ngữ này. Chỉ mong học để được trực tiếp đọc truyền
thuyết Liêu Trai văn học bằng ngôn ngữ gốc. Được nghe chính người Trung Quốc kể
về chính họ và nói về những gì họ biết về Việt Nam. Chúng ta đã chết quá nhiều
người vì những cuộc chiến tranh với nước láng giềng. Tây không trách cái căm phẫn,
ghét người Trung Quốc của người Việt. Và Tây cũng rất động lòng khi nghe người
Trung Quốc nói về sự thiếu thông tin của họ đối với Việt Nam, họ được giáo dục
như thế. Biết làm sao. Ít khi Tây viết về Trung Quốc, bài này các bạn đọc cho
vui thôi, xin đừng share bài viết này với ý đồ chính trị hóa.
Thị xã Bến Cát, 24/4/2019
Tây Nguyên Xanh
Bài viết kỳ
sau: VÌ SAO ANH ĐẾN NƠI NÀY ĐỂ CHỊU LỖ.
0 comments:
Post a Comment