Tác phẩm Hoa Chân - Tác giả ảnh: Nguyễn Tiến Luyến |
Đồng tiền bù đắp cho những nụ hôn chưa đủ nồng thắm với người yêu, những phút giây ân ái chưa mấy đậm sâu bên chồng hoặc vợ. Là bởi bảy giờ sáng họ bước ra khỏi nhà và tối tăng ca đến tận mười giờ đêm mới về. Họ chỉ thèm ngủ chứ chẳng đủ sức để ngó ngàng tới những vui thú của cuộc đời.
Lương như một cơn lũ quét qua các hàng quán vào ngày mồng mườ mỗi tháng. Nó quét sạch những hàng hóa ế ẩm. Nó làm từng dòng người bị trôi dạt vào các quán nhậu về đêm. Nó là nhan sắc của phố thị, là không khí vui vẻ mọi gia đình.
Nhưng chưa một ai hài lòng với lương của chính mình cả. Anh công nhân chửi ông chủ keo kẹt, lương trả gì mà thấp vậy. Ông chủ quay lại nói, tôi tính thế này, anh xem nó là thấp hay cao nhé. Công ty mẹ, ở bên kia biên giới của các anh, cũng trả lương cho công nhân như mức này thế nhưng họ đã đổi lại cho chúng tôi cái gì. Suốt tám giờ đồng hồ làm việc, số lần đi đái của họ cũng ít hơn các anh. Giờ tan ca là họ phải chạy để đi giành nhà vệ sinh, đi ăn, đi uống và ngủ nghỉ sao cho tròn vẹn trong một giờ đồng hồ. Chúng tôi đem mười người thợ lành nghề cùng làm một loại linh kiện trên một máy, lấy thời gian trung bình của họ để tính định mức sản lượng cho mỗi công đoạn. Ví dụ quy định 1 tiếng đồng hồ anh phải dập được 600 tấm sắt mà sản lượng thực thế anh chỉ đạt 500 thì anh phải tăng ca miễn phí cho cty để bù sản lượng nếu không cuối tháng anh bị phạt tiền hiệu suất. Ai muốn được xét duyệt tăng ca trả phí thì phải chứng minh năng lực của mình tốt, hiệu suất cao mới cho làm không có chuyện dồn việc đến giờ tăng ca làm để lấy cớ hưởng lương. Những ngày cuối tháng phải chạy hàng gấp cho kịp xuất kho thì đồng nghĩa với việc toàn bộ công ty từ nhân viên văn phòng đến cán bộ quản lý đều phải xuống xưởng làm cộng việc bưng vác, chạy máy như nhau và cả công ty đều thức trắng 3 ngày. Tổ trưởng có nhiệm vụ đến từng vị trí làm việc đánh thức công nhân nếu ngủ gật. Các anh không hề chịu những hoàn cảnh như vậy vì kinh nghiệm xương máu của chúng tôi là không bao giờ áp dụng thành công tư duy làm việc của người Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc vào các quốc gia Đông Nam Á.
Vị lãnh đạo lặng lẽ đứng bên rèm cửa sổ nhìn dáng anh công nhân bước trong chiều nhạt nắng. Ông đã từng mưu cầu hai chữ công bằng như anh nhưng chính ông cũng nhận ra rằng công bằng là liều thuốc độc giết chết sự phát triển. Lương là một cái thước đo công bằng. Cơn mưa chiều lại rơi, hy vọng nước sẽ làm nguội lạnh những hờn trách oán hận trong lòng người lao động.
Lương như một cơn lũ quét qua các hàng quán vào ngày mồng mườ mỗi tháng. Nó quét sạch những hàng hóa ế ẩm. Nó làm từng dòng người bị trôi dạt vào các quán nhậu về đêm. Nó là nhan sắc của phố thị, là không khí vui vẻ mọi gia đình.
Nhưng chưa một ai hài lòng với lương của chính mình cả. Anh công nhân chửi ông chủ keo kẹt, lương trả gì mà thấp vậy. Ông chủ quay lại nói, tôi tính thế này, anh xem nó là thấp hay cao nhé. Công ty mẹ, ở bên kia biên giới của các anh, cũng trả lương cho công nhân như mức này thế nhưng họ đã đổi lại cho chúng tôi cái gì. Suốt tám giờ đồng hồ làm việc, số lần đi đái của họ cũng ít hơn các anh. Giờ tan ca là họ phải chạy để đi giành nhà vệ sinh, đi ăn, đi uống và ngủ nghỉ sao cho tròn vẹn trong một giờ đồng hồ. Chúng tôi đem mười người thợ lành nghề cùng làm một loại linh kiện trên một máy, lấy thời gian trung bình của họ để tính định mức sản lượng cho mỗi công đoạn. Ví dụ quy định 1 tiếng đồng hồ anh phải dập được 600 tấm sắt mà sản lượng thực thế anh chỉ đạt 500 thì anh phải tăng ca miễn phí cho cty để bù sản lượng nếu không cuối tháng anh bị phạt tiền hiệu suất. Ai muốn được xét duyệt tăng ca trả phí thì phải chứng minh năng lực của mình tốt, hiệu suất cao mới cho làm không có chuyện dồn việc đến giờ tăng ca làm để lấy cớ hưởng lương. Những ngày cuối tháng phải chạy hàng gấp cho kịp xuất kho thì đồng nghĩa với việc toàn bộ công ty từ nhân viên văn phòng đến cán bộ quản lý đều phải xuống xưởng làm cộng việc bưng vác, chạy máy như nhau và cả công ty đều thức trắng 3 ngày. Tổ trưởng có nhiệm vụ đến từng vị trí làm việc đánh thức công nhân nếu ngủ gật. Các anh không hề chịu những hoàn cảnh như vậy vì kinh nghiệm xương máu của chúng tôi là không bao giờ áp dụng thành công tư duy làm việc của người Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc vào các quốc gia Đông Nam Á.
Vị lãnh đạo lặng lẽ đứng bên rèm cửa sổ nhìn dáng anh công nhân bước trong chiều nhạt nắng. Ông đã từng mưu cầu hai chữ công bằng như anh nhưng chính ông cũng nhận ra rằng công bằng là liều thuốc độc giết chết sự phát triển. Lương là một cái thước đo công bằng. Cơn mưa chiều lại rơi, hy vọng nước sẽ làm nguội lạnh những hờn trách oán hận trong lòng người lao động.
Thị xã Bến Cát, 8/6/2019
Tây Nguyên Xanh
0 comments:
Post a Comment