Mọi trao đổi xin liên hệ: bientaynguyen@gmail.com

Wednesday, April 8, 2020

ĐẠI DỊCH LAI RAI KÝ - Kỳ 6: GIÃN CÁCH CỘNG ĐỒNG

April 08, 2020

Share it Please
Tác giả ảnh: Hoàng Tuấn Vũ
    Gần cuối ngày, nghe đến cái lệnh Giãn Cách Cộng Đồng (tôi không thích dùng từ Cách Ly Xã Hội) trên cả nước Việt Nam. Tôi không hình dung được cuộc sống sẽ ra sao nên đi hỏi những người đến từ các tỉnh khác nhau của Trung Quốc xem bên họ thực hiện giãn cách như thế nào, có hay không chuyện họ mua sạch siêu thị để tích trữ. Bạn bảo khi Vũ Hán bị phong tỏa thành phố, tức là chặn đứng mọi con đường thì các tỉnh, thành phố còn lại của Trung Quốc bắt cũng bắt đầu thực hiện lệnh giãn cách cộng đồng. Cơ bản họ cũng giống bên mình, thôn cách thôn,huyện cách huyện, tỉnh cách tỉnh, các gia đình không tùy tiện ghé vào nhà nhau chơi. Có một con đường riêng biệt dẫn đến chợ làng. Khi không có dịch, người lạ thoải mái tham quan ngắm cảnh làng, chẳng ai quản. Nhưng nay đầu cửa ngõ mỗi làng có người trực theo ca. Người nơi khác đến xin gặp ai đó. Gác cổng sẽ điện thoại và gửi hình ảnh người đó đến gia đình cần gặp. Họ xác nhận đúng là người quen thì được phép vào làng. Một tháng mỗi người được phép ra khỏi làng khoảng 3 lần. Mỗi lần đi phải có đăng ký ở địa phương đi và có xác nhận đồng ý của địa phương đến. Hoạt động nội bộ trong làng vẫn bình thường. Tất nhiên là sợ virus muốn vỡ mật ra rồi nên chả mấy ai muốn túm tụm ở ngoài.Thời điểm đó, công xưởng trên cả nước Trung Quốc đóng cửa nên lý do ra khỏi làng để đi làm là gần như không có. 

    Thời điểm đó, nhân viên của tất cả các bến xe, bến tàu, hải quan, công an đi làm nhiệm vụ ở Trung Quốc đều phải mặc quần áo bảo hộ phòng dịch như nhân viên y tế chứ không phải mỗi cái khẩu trang và găng tay như bên ta. Tuy nhiên họ không phải thao tác nhiều. Máy làm là chủ yếu. Từ lâu, tại Trung Quốc, toàn bộ dân số ở độ tuổi trưởng thành đều có đăng ký bản chụp kích thước đồng tử con mắt (tức nhận diện khuôn mặt). Các cặp sinh đôi cũng có kích thước đồng tử không giống nhau nên độ chính xác cao. Các thông tin này được lưu trữ hệ thống dữ liệu giao thông quốc gia. Trước khi qua cửa an ninh để lên xe khách đi đâu đó, có máy quét. Ai đang là tội phạm bị truy nã hay có vấn đề gì thì đương nhiên bị máy cảnh báo và bắt ngay tại đó luôn. Họ có phải xếp hàng cho máy quét nhưng không phải đứng chờ. Chân họ liên tục bước, không ngừng nhưng tốc độ chậm. Đến một con kiến cũng không được tùy tiện lọt qua cửa vậy nên không có chuyện dân tự do trốn khỏi nơi cư trú mà không ai biết.

    Về vấn đề tích trữ lương thực, các bạn Trung Quốc bảo đây là văn hóa mua sắm tết lâu đời của họ. Một cái tết thông thường họ mua thịt dê, thịt bò, thịt lợn về muối trong hũ đủ ăn cho sáu tháng hoặc ít nhất là qua tiết Thanh Minh. Sợi bún sợi phở thì cất trong cái thùng nhựa là xong. Không phải vì dịch mà mua. Tôi không tin, hỏi luôn rằng không sợ mấy sợ mì, miến bị mốc à. Họ nói khí hậu bên đó lạnh, khô, thậm chí có nơi tuyết rơi nên bỏ ba năm sau cũng không mốc. Việt Nam nóng ẩm nên dễ mốc thôi. Tương tự đối với tiền, người dân Trung Quốc cũng có thói quen trữ tiền nên dù có không đi làm vẫn có tiền trong tài khoản để đi chợ. Những ai mất sức lao động, không nơi nương tựa thì họ có một mức lương gọi là lương tối thiểu vùng do chính phủ trả thông qua ngân sách của địa phương. Nói chung giãn cách cộng đồng khiến những cô gái không được ra quán uống trà sữa, bàn tán về những anh chàng bụng sáu múi, các chàng trai ứ được chụm đầu khen ngực gái nở, chê mông ai lép thôi, không chết đói.

Thị xã Bến Cát, 

0 comments:

Post a Comment