Nói thật hồi học phổ thông, Tây coi môn Văn là môn không đáng để học nên điểm tổng kết học kỳ 1 năm lớp 12 có 3.7 thôi. Tây không thể chịu được cái kiểu ép viết những bài văn đau thương thay cho thân phận nàng Kiều vốn đi cướp chồng người khác và cùng nhau chia sẻ mạnh lên cái sự căm ghét kẻ đánh ghen để giành lại hạnh phúc là ả Hoạn Thư. Cơ mà bà cô dạy Văn suốt ngày giảng từ lớp này sang lớp kia rằng đáng lẽ ứ phải tiếc thay một đóa Trà Mi đâu, phải là Đồ Mi mới đúng. Rằng thì cụ Du ngày xưa đọc Kim Vân Kiều Truyện bằng chữ viết tay, chữ Đồ với chữ Trà khác nhau có một nét nên nhìn nhầm. Vốn không tin “mồm’ các ông thầy bà cô “lấy văn giải toán’ nên sau này Tây đi học chữ Hán để xem hai chữ ấy nom như thế nào.
Vấn đề là tiền đâu để mua trà mà thử? Không, mua làm gì! Đẳng cấp của Tây phải là nom nó lùn lùn chả có mấy ấn tượng cho lắm nhưng đếch hiểu vì sao được người ta mời trà ngon thượng thặng he he. Thế là làm hồ sơ xin làm phiên dịch viên núp dưới chức danh trợ lý. Suốt ngày nấu nước bưng trà cho sếp, kiểu gì chả được nếm tất cả các thương hiệu trà. Dạo này dịch, người ta lấy trà làm thức uống chủ đạo cho việc thanh nhiệt giải độc. Thôi thì tặng nhau một nhúm Thiết Quan Âm cho sang chảnh hoặc trà hái trước tiết Thanh Minh cho nhã, vã quá thì trà hái vào mùa thu cho dân dã. Ấy là đàn ông. Các ả liền gái thì tặng nhau quả La Hán với Hắc Câu Tử. Giờ cứ nom đến quả La Hán là tây hãi vì ớn. Mà nói thật, trà gì thì trà chứ với Tây chả loại nào ngon bằng cốc nước sôi ngun ngút khói mới đun. Thật!
Bến Cát, 24/4/2020
Tây Nguyên Xanh
0 comments:
Post a Comment