Nữ ca sĩ Li Gu Yi (Lý Cốc Nhất 李谷一) năm đó được lệnh chuẩn bị sẵn sáu bài hát để đáp ứng nhu cầu khán giả khi cần. Điều ban tổ chức sợ nhất cũng đến, trong lúc tường thuật trực tiếp, có rất nhiều cuộc gọi từ khắp Trung Quốc yêu cầu Li Gu Yi hát bài hát Nhớ Quê 乡恋. Bài hát này Li Gu Yi hay hát trong các chuyến lưu diễn. Lời bài hát này khiến người ta thấy nhớ nhà, nhớ người yêu. Để cho dân chúng nghe trên sóng truyền hình quốc gia thì còn ai muốn rời quê đi làm sau tết nữa. Tổng đạo diễn khi ấy họp gấp với lãnh đạo cục văn hoá, ông nói nhiệm vụ của đài truyền hình là phục vụ nhân dân, nay dân muốn nghe bài hát, chúng tôi không thể cãi ý dân. Thế là hát!
Nói thật là tôi không thích bài hát này vì nghe buồn, giọng điệu chậm rãi. Tôi chỉ muốn nghe giai điệu vui nhộn nên đêm giao thừa thường bật CCTV lên xem trực tuyến trên Youtube. Trung Quốc có đăng lại đầy đủ nội dung đêm giao thừa từ 1983 đến nay (năm 2021) nên tôi cơ hội xem tiến hình biến đổi sân khấu của họ và cách thức tổ chức theo từng năm. Điều làm tôi bị cuốn hút là các câu chuyện lãnh đạo kiểm duyệt nội dung vì ảnh hưởng đến “hào khí cải cách”. Tôi khá tò mò văn nghệ định hướng theo xu thế kinh tế thị trường của Trung Quốc như thế nào. Bài viết này gõ như một sự khơi mào lấy cảm hứng gõ seri Trung Quốc- Hóng Từ Màn Ảnh Nhỏ.
***
Tư liệu được ghi chép từ seri chương trình tạm dịch Cuộc Đời Nghệ Thuật艺术人生 và chương trình Thành Kính Vinh Danh 向经典致敬 phiên bản cuối tuần của đài truyền hình trung ương Trung Quốc.
---
Ý nghĩa ảnh: Nghệ thuật ấy à, như con sóng này thôi. Che được mắt người xem mặt trời một lúc nào đó thôi rồi cũng phải lắng xuống chờ đợt sóng sau thôi.
Bình Dương, 26/05/2021
Tây Nguyên Xanh
0 comments:
Post a Comment