Mọi trao đổi xin liên hệ: bientaynguyen@gmail.com

Friday, April 15, 2022

HÀNH TRÌNH ĐIỆN GIÓ TỪ KHÔNG ĐẾN CÓ Ở TRUNG QUỐC.

April 15, 2022

Share it Please
Điện gió ở nam miền Trung, Việt Nam - Tác giả ảnh: Phong San


      Những năm 50 của thế kỷ 20, Trung Quốc bắt đầu xây dựng tổ máy phát điện gió không hoà điện lưới loại nhở ở vùng biên ải và hải đảo. Đến những năm đầu thập niên 70, Trung Quốc bắt đầu nghiên cứu điện gió hoà vào điện lưới. Khi đó thông qua quạt máy nhập khẩu mà thiết kế phạm vi điện trường. Năm 1981, thành lập hội Uỷ Viên Chuyên Nghiệm Thu Điện Gió thuộc hội Khoa Kọc Năng Lượng Có Thể Tái Sinh Trung Quốc. Năm 1986, tại nhà máy điện gió Mã Lan – nhà máy điện gió quy mô thương mại, tổ máy nhập khẩu đầu tiên phát điện. Đánh dấu, bước ngoặt lịch sử điện gió thương mại của Trung Quốc. Lịch sử hình thành nền công nghiệp điện gió Trung Quốc có thể chia làm 6 giai đoạn như sau:

     Giai đoạn từ 1986 đến 1993: Linh kiện làm máy phát điện gió chủ yếu là nhập khẩu quà tặng từ chính phủ các nước Đan Mạch, Đức, Tây Ban Nha. Giai đoạn này Trung Quốc đang thực hiện chính sách tài chính Thất Ngũ (tháng 9/1985 Trung Quốc mở cuộc họp bàn về kế hoạch phát triển kinh tế trong bảy lần năm năm tiếp theo) và chính sách Lục Ngũ (từ năm 1981 đến 1985 Trung Quốc họp bàn kế hoạch phát triển trong sáu lần năm năm tiếp theo). Nội dung hai chính sách này chủ yếu là cải cách, điều chỉnh để đầu tư kinh tế cho nên rất được chính phủ ủng hộ nghiên cứu và phát triển điện gió. Giai đoạn này Trung Quốc đã xây dựng nhà máy điện gió Vinh Thành ở Sơn Đông, nhà máy điện gió đảo Bình Nguyên ở Phúc Kiến, hai tháp điện gió Tân Cương, nhà máy điện gió Chu Nhật Hoà ở Nội Mông Cổ.

      Giai đoạn 1994 đến 2003: Giai đoạn này chủ yếu thông qua nhập khẩu linh kiện và nghiên cứu kỹ thuật nước ngoài mà Trung Quốc tiến hành nghiên cứu sản xuất thiết bị điện gió. Bộ khoa học công nghệ Trung Quốc thời điển đó đã lập đề án 863, dùng tiền thu được từ trái phiếu để đầu tư vào nghiên cứu kỹ thuật điện gió thương mại hoá. Từ đây sản lượng điện gió không ngừng tăng lên và máy móc càng ngày càng nhiều lên.

      Giai đoạn từ 2004 đến 2007: Chính phủ thực hiện một số chính sách khuyến khích điện gió và xây dựng quy định pháp luật cho loại năng lượng mới này. Xác định đâu là những trở ngại đối với sự phát triển của điện gió. Từ đó nâng cao quy mô và năng lực phát triển. Năm 2007, tỉ lệ thiết bị điện gió 200 ~750 KW do Trung Quốc tự sản xuất đã lên đến 95%. Cùng năm đó, Trung Quốc gia tăng thêm tổ máy dung lượng 3311 KW. Thị trường sản phẩm công nghiệp đầu tư trong nước chiếm 55.9%, vượt hơn từ nước ngoài đầu tư.

      Giai đoạn phát triển nhanh từ 2008 đến 2010: giai đoạn này các quy định pháp luật và chính sách liên quan đến điện gió đã được cải thiện một bậc, năng lực sản xuất trọn bộ máy phát điện nâng cao. Máy phát điện 3MW được sản xuất trên quy mô đại trà. Bắt đầu nghiên cứu sản xuất điện gió trên mặt biển. Năm 2010, dung lượng điện của máy phát điện Trung Quốc đã đạt 18.9 GW, chiếm 48% thị trường điện gió trên thế giới. Cũng giai đoạn, các vấn đề về an toàn điện gió bắt đầu phát sinh.

       Giai đoạn 2011 đến 2013: Trong quá trình phát triển nhanh chóng của công nghiệp điện gió, khó tránh khỏi ba vấn đề: Một là cục diện cạnh tranh ác liệt, rất nhiều doanh nghiệp lỗ vốn. Hai là xuất hiện ngày một nhiều các hiện tượng khó hoà điện gió vào điện lưới và tiêu nạp điện. Ba là chất lượng thiết bị máy điện gió liên tục phát sinh vấn đề. Giai đoạn này, rất nhiều doanh nghiệp tư nhân và quốc doanh từ bỏ sản xuất điện gió, khiến cho việc sáng tạo sản xuất thiết bị điện gió không được coi là ưu thế nữa. Lúc này người ta cải thiện dịch vụ sau bán hàng nhằm đảm bảo giá thành mỗi ký điện.

      Giai đoạn từ sau 2014 đến nay: Sau khi cải chính, sản xuất điện gió Trung Quốc về cơ bản đã qua giai đoạn sôi động. Quy mô phát triển đã chuyển từ trọng thị quy mô, tốc độ, trang bị sang trọng thị hiệu suất lợi ích. Công nghiệp điện gió phát triển ổn định ở mức tăng trưởng 20% mỗi năm.

   Các chính sách quy hoạch và quy định pháp luật về điện gió

    Năm 1995, đề ra quy định quản lý vận hành đấu nối hoà điện lưới từ nhà máy điện gió.

    Ngày 28/2/2005, Trung Quốc thông qua “Luật năng lượng có thể tái sinh” mà đề ra “ý kiến thực hiện xúc tiến phát triển sản xuất điện gió”., “Quy hoạch phát triển dài hạn của năng lượng có thể tái sinh”, “Phương pháp giám sát quản lý việc mua bán điện lượng năng lượng có thể tái sinh của doanh nghiệp sản xuất điện gió” và “Quy hoạch Thập Nhất Ngũ (mười một lần năm năm) năng lượng có thể tái sinh”

    Tháng 8/2008, bộ tài chính Trung Quốc công bố “Phương pháp chấp hành quản lý tài chính chuyên cho hạng mục sản xuất thiết bị điện gió” Theo quy định này, sau khi doanh nghiệp sản xuất 50 tổ máy phát điện đầu tiên thì bộ tài chính trung ương sẽ dựa vào chỉ tiêu 600 RMB/KW để phụ cấp, tương đương với bù lỗ 10% trong giá điện gió.

    Năm 2012, Viện Quốc Vụ đề xuất “Quy hoạch Thập Nhị Ngũ (mười hai lần năm năm) phát triển sản xuất mang tính chiến lược quốc gia”.

   Năm 2013, Cục Năng Lượng Quốc Gia liên tục công bố thông báo, yêu cầu các cơ quan ban ngành có liên quan tăng cường năng lực tiêu nạp điện gió.

    Tháng 5/2014, Uỷ ban Cải Tổ Phát Triển Quốc Gia, cục Năng Lượng Quốc Gia và bộ Bảo Vệ Môi Trường Quốc Gia cùng thông nhất đề án yêu cầu doanh nghiệp vận hành năng lượng tăng cường công tác phòng ngừa ô nhiễm không khí, đưa ra 12 quy hoạch đường dây dẫn, xác nhận đến năm 2015 năng lượng phi hoá thạch phải nâng cao 11,4 %. Mục tiêu dung lượng máy điện gió năm 2015 là 100GW và năm 2017 là 150GW.

    Tháng 9/2014, Cục năng lượng quốc gia thông báo, yêu cầu tăng cường chứng chỉ thử nghiệm, quy đinh công tác nghiệm thu chất lượng thiết bị. Giám sát thị trường mua bán máy phát điện gió.

Về mặt chính sách giá điện và thuế.

    Đầu năm 2007, Trung ương thông báo các ý kiến về thuế nhập khẩu để khích lệ phát triển công nghiệp chế tạo. Khích lệ phát triển tổ máy điện 1,2MW trở lên.

    Năm 2008, công bố thông báo bản mới nhất mục lục ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp sản xuất các thiết bị công cộng. Doanh nghiệp điện gió được giảm 50% thuế.

    Năm 2009, Uỷ ban Cải Tổ Phát Triển Quốc Gia công bố thông báo chính sách giá điện lưới liên quan đến nấu nối điện gió. Từ đây Trung Quốc phân ra bốn khu tài nguyên năng lượng điện. Tuỳ vào kiểu cọc điện gió mà có giá tương ứng.

    Năm 2013, Trung Quốc công bố chính sách giá điện gió sản xuất trên biển, xác định giá điện đã bao gồm thuế của điện gió sản xuất trên biển trước năm 2017 là 0.85 RMB/KWH, giá điện gió ở khu vực thuỷ triều là 0.75 RMB/KWH.

    Năm 2013, bộ Tài Chính công bố tiêu chuẩn trưng thu phụ giá điện từ năng lượng có thể tái sinh. Xác định mức phụ thu từ 0.8 lên 1,5 phần/KWH.

    Tháng 9/2014, Trung Quốc lại tiến hành họp để thay đổi lại chính sách giá điện.

***

Bài viết được trích dịch từ bản “Phân tích phát triển sản nghiệp điện gió Trung Quốc” của nhóm tác giả Wang Chang Lu, Wang Wei Gong, Zhang Li Yong , Qiao Xue Tao trên tạp chí khoa học của đại học Trùng Khánh.

Nguồn phiên bản tiếng Trung gốc: http://qks.cqu.edu.cn/html/cqdxzrcn/2015/1/201501021.htm

Bình Dương, đêm 15/04/2022
Phiên dịch viên: Tây Nguyên Xanh

0 comments:

Post a Comment