Mọi trao đổi xin liên hệ: bientaynguyen@gmail.com

Tuesday, February 3, 2015

MÙA CỦI CÀ PHÊ - Phần 2. CẮT TỈA TẠO HÌNH

February 03, 2015

Share it Please
   Sau khi hái xong mùa cà phê của năm cũ, sang năm mới (dương lịch) nông dân phải gấp rút đi cắt tỉa tạo hình vườn cây để kịp đợt xả nước tưới đầu tiên của mùa khô hằng năm. Sáng sáng thấy người người đạp xe hoặc chạy những loại xe máy cà tàng kiểu như là Honda Super Cub 50 (có người gọi là xe 81 Giọt Lệ) đi ra rẫy. Tay họ cầm dao, cưa, kéo để cắt cành nhỏ và chặt những cành to hoặc cưa đứt thân cây có năng suất thấp. Cắt những cành nhở để khỏi nó vượt cao lên, giao tán với nhau gây khó khăn trong việc đi lại và cho chúng quang hợp tốt. Những cành cằn cỗi, chỉ lưa thưa vài cùm trái cũng bị đốn bỏ. Nếu thực sự cây quá già, năng lực sản xuất quá kém thì sẽ thử cưa gốc cho nó lên chồi rồi mùa mưa xuống lên viện cây giống Ea Kmat mua chồi giống tốt về ghép. Viện này có tên dài ngoẵng là Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên nhưng dân quen gọi theo tên cũ của viện nghiên cứu cà phê Ea Kmat. Những cây đã ghép mấy năm trước mà năng suất vẫn thấp thì bị nhổ để trồng cây khác trong mùa mưa. Hình ảnh và các vấn đề liên quan đến nhổ cây sẽ đề cập ở phần sau. Mình đang chờ email gửi ảnh minh họa. Nói chung tất cả việc này, kể cả tưới cà phê cũng phải diễn ra trước khi hoa ra nụ.
   Ở cùng chuyên canh cà phê có hai loại củi thông dụng, đó là củi Muồng Đen và củi Cà Phê. Cây Muồng Đen được trồng để chắn gió cho cây cà phê từ 3 năm tuổi trở lên. Cây dưới 3 năm tuổi người ta chắn gió bằng cây Muồng Vàng. Mùa mưa mình sẽ đâng ảnh cây này cho các bạn xem trong loạt bài Mùa Tái Canh 2015. Muồng Vàng không làm củi được nhưng muồng đen thì có thể vì nó rợp bóng cà phê nên phải chặt bớt. Tuy nhiên củi muồng xốp và nhanh mục hơn cà phê rất nhiều. Các bạn có tin không, củi cà phê chặt từ tháng 1/2014 đến nay chỉ khô tróc vỏ còn củi muồng to bằng bắp tay chặt từ tháng 7/2014 mà hôm nay 1/2015 đã thấy mối đục khoét, nấm tai mèo mọc và xốp ruột rồi. Lẽ được nhiên, củi càng chắc thì cho ngọn lửa càng mượt và đẹp. Đun củi cà phê sướng lắm. Than cháy đượm, nhiệt lượng lớn, ít tro, Tham chắc, khi cháy lửa tráng mịn và đều lên nồi, ít có tia lửa bắn lên nên bếp sạch hơn đun mọi loại củi khác. 
   Lá và củi cà phê khi cháy có mùi đặc trưng. Mùi khói tạo vị chua trong cổ họng và nó không lẫn vào bất kỳ mùi củi và lá của các loại cây khác như chôm chôm, xoài, mít....Nói thật nhé, nhà Tây Nguyên Xanh một năm chỉ dùng hết 2 bình ga để xào thức ăn thôi. Những món canh hầm xương hay nấu nước đều ra bếp củi đun. Thế nên Tây có cái thú là đốt mọi loại cỏ lá trong vườn để ngửi mùi khói từng loại. He he.
    Những ngày này, cứ chiều chiều, các bạn sẽ thấy lác đác vài cái xe máy hoặc xe cày chở người và củi chạy về các buôn bon (buôn theo tiếng Ê Đê, bon theo tiếng M’Nông giống với làng của người Kinh). Người đồng bào ít có rẫy cây nông sản nên phải đi đến những nơi người Kinh chặt củi (nhưng không lấy) để đem về đun. Vấn đề củi đun vẫn là nỗi lăn tăn của người đồng bào hiện nay. Người Kinh nào không có rẫy nhưng có nhu cầu củi đun thì sẽ mua của những nhà có rẫy. Họ chặt sẵn, chở về tận nơi với giá 200 nghìn một chuyến. Củi này dùng để đun nấu ăn hằng ngày thôi vì nó nhỏ, cái to nhất chỉ bằng cổ tay. Loại dùng nấu rượu hoặc đốt than thì phải là thân cây cà phê cơ. Bài sau sẽ nói về loại củi này. Vậy đã nhé, Tây mỏi tay rồi. He he. Chơi với Tây thì coi chừng bị bội thực bởi những chuyện linh tình phộc về cây nông sản.
Buôn Ama Thuột, 27/1/2015
Tây Nguyên Xanh
---
Muốn xem phần 1 thì bấm Ở Đây 

0 comments:

Post a Comment