Mọi trao đổi xin liên hệ: bientaynguyen@gmail.com

Sunday, April 21, 2013

Một chút với văn hóa của người Ê Đê ở Tây Nguyên

April 21, 2013

Share it Please
1- HAI CHIẾC CẦU THANG LÊN NHÀ DÀI CỦA NGƯỜI Ê ĐÊ

    Với những nhà dài bao giờ cũng có hai cầu thang. Chiếc cầu thang cái to và đẹp được vạc liền từ một khúc gỗ lớn từ dưới lên trên có 5 hoặc 7 bậc, quan niệm của người Ê đê, số 5 và số 7 đều là số rất may mắn. Làm cầu thang cái không đơn giản, từ việc đi chặt khúc gỗ trong rừng đã phải cúng xin Giàng, rồi đưa gỗ về nhà phải cúng nữa thì người đàn bà là chủ nhà mới được cầm búa bửa một nhát đầu tiên, sau đó thì giao cho thợ. Thợ cũng kiêng cữ dữ lắm, suốt thời gian từ 3 đến 5 ngày làm cầu thang không được đùa giỡn, nói tục hay nói gì đụng phạm đến phụ nữ. 
    Hình tượng 2 cái vú là bầu sữa mẹ và cũng chứng tỏ uy quyền của người chủ gia đình là phụ nữ, hay nói văn hoa hơn là ‘’nữ nhi thượng quyền’’. Bầu sữa nhìn vậy đó nhưng nghệ nhân giỏi cũng phải làm mất hai, ba ngày ròng, bởi hai bầu phải y hệt nhau từ cặp núm đến cặp bầu tròn trĩnh y như cùng khuôn đúc chứ to nhỏ chút xíu cũng không được. Cầu thang cái chỉ dành cho bà (mẹ vợ), cho vợ, cho con gái và khách thôi.
    Ngày xưa nếu ai đó bắt gặp đàn ông trong nhà, có nghĩa là chồng và con trai (đã trưởng thành) chỉ cần đặt chân lên cầu thang cái là bị đưa ra buôn phạt vạ về tội không tôn trọng ‘’quyền nhi nữ’’, ngoài việc phạt bằng hiện vật như tiền hay gà, heo… tùy theo lỗi nặng, nhẹ còn phải mất gà hoặc heo cúng cầu thang nữa. Thời nay hầu như bỏ việc phạt, nhưng ai cũng có ý thức về điều cấm kỵ này, ngay cả khách lạ, khách quen đến nếu có phụ nữ ở nhà họ sẽ mời bước lên bằng cầu thang cái, còn không thì chọn cầu thang đực mà lên thì mới phải phép lịch sự.
Nguồn ảnh và thông tin từ baotintuc.vn 

2- NGHI LỄ TRƯỞNG THÀNH CỦA NGƯỜI Ê ĐÊ
    Trong vòng đời của người Ê Đê, từ cậu bé trở thành chàng trai, thành người đàn ông biết gánh vác mọi công việc của buôn làng, nhất định phải thực hiện một lễ thức trọng đại, đó là Lễ khôn lớn hay Lễ trưởng thành, tiếng Ê Đê gọi là lễ MPú.
    Lễ bắt đầu bằng nghi thức rửa mặt của chàng trai ngoài bến nước của buôn làng. Từ sáng sớm, chàng trai được làm Lễ khôn lớn lặng lẽ đi ra bến nước trong bộ lễ phục truyền thống. Tới bến nước, anh ta cởi áo, cởi khăn, bắt đầu gội đầu, rửa mặt. Bà con buôn làng chứng kiến từng cử chỉ một cách trân trọng.
Tắm gội xong, chàng trai hứng đầy bầu nước trong mát về cúng Giàng (Trời).
    Trong nhà, cỗ bàn đã sắp sẵn. Thủ heo bày ở giữa, một dải thịt dài cuốn vòng cây cột buộc ché rượu cần. Người được làm Lễ khôn lớn tay cầm kiếm sắc bước tới cầu thang lên nhà sàn. Hai bên cầu thang trồng hai cây chuối. Sau khi vung kiếm chém đứt cây chuối, tượng trưng cho hình ảnh hạ gục kẻ thù anh ta bước lên cầu thang, bà mẹ của anh ta đứng chờ ở sàn hỏi: “Chào con trai của mẹ, con từ đâu trở về? Có phải con đi đánh giặc ác phía Đông, chém hổ dữ phía Tây, trở về?”. Anh ta đáp lời: “Thưa mẹ, đúng vậy! Con đã cầm rìu vào rừng. Nay cây lớn đã đổ, cây nhỏ đã ngã. Con cầm kiếm đi trừ kẻ ác. Nay thằng giặc phía Đông đã bị giết, con hổ phía Tây đã được trừ. Con đã làm xong mọi việc buôn làng trao cho. Con đã xứng đáng làm một người đàn ông Ê Đê của buôn làng ta”.
   Dứt lời, chàng trai bước vào nhà, kiếm dựng bên vách mặt trời mọc, rồi anh ta đến ngồi đối mặt với thầy cùng. Gian khách trên nhà sàn đã dựng sẵn 7 cây cột rượu theo hàng dọc, thầy cúng ngồi trước ché rượu cần đầu tiên, mặt hướng về phương mặt trời mọc. Giàn chiêng nổi lên náo nức, dồn dập báo hiệu cuộc lễ bắt đầu. Thầy cúng khấn:
     - Ơ Giàng bên Đông! Ơ Giàng bên Tây! Ơ thần linh, thần tốt! Chàng trai này đã ở chòi, chòi yên. Đã ở nhà, nhà tốt. Anh ta đã biết đốt rẫy trồng lúa. Trồng chuối, chuối sai. Trồng mía, mía ngọt. Anh ta đã lớn khôn. Nay nhờ thần phù hộ, giúp cho anh ta có hơi thở mới. Có nguồn sức lực mới. Có bắp thịt bền như gang, dẻo như đồng, cứng như sắt. Nhờ thần linh giúp anh ta luôn khoẻ mạnh, bình yên.
    - Thay mặt thần linh, thầy cúng trao cho anh chiếc khiên và thanh kiếm. Các cô gái ra sức té nước vào người anh, thay cho những lời chúc phút tốt đẹp nhất.
    Nửa đêm, đuốc rực rỡ gian nhà. Cuộc lễ sang phần hai. Anh ngồi trước thầy cúng. Trang phục của anh như sẵn sàng cuộc đi xa. Thầy cúng khấn cầu phúc cho anh gặp nhiều may mắn. Các cô gái đem bầu nước hứng từ bến nước đổ đầy tất cả các ché rượu cần. Lúc ấy, già làng bắt đầu kể khan-trường ca của dân tộc Ê Đê.
    Khi mặt trời mọc buổi lễ mới kết thúc.
--------------------------
 Chủ nhật ngày 21/4/2013
Tây Nguyên Xanh sưu tầm

17 comments:

  1. Cái nhà dài trong ảnh là chụp ở Bảo tàng dân tộc học ở HN, y đến đó rồi

    ReplyDelete
    Replies
    1. Vậy à. Tây không biết nơi này hihi

      Delete
    2. cai cau thang ay ma cai nhau chi choe,sau roi phai bo ca ngay de di xem thuc hu do N.

      Delete
    3. cai cau thang ay ma cai nhau chi choe,sau roi phai bo ca ngay de di xem thuc hu do N.

      Delete
    4. Ui, lâu lắm mới gặp Gold bell

      Delete
  2. Tục lệ cũng có cái hay của nó ,nên giữ nghi lễ trưởng thành này vì nó chứa đựng nhiều ý nghĩa.

    ReplyDelete
  3. Nhà thơ Vũ Quần Phương có viết bài thơ : Biểu tượng Ê Đê nó về bầu vú ở cầu thang cái.
    TNX ( hạt vừng) nên đọc để biết!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Trong sách thơ của bác Phương và trong sách Bình thơ của bác NH.

      Delete
  4. Nói nhỏ một tý, gọi là bác Nho chứ chớ gọi là cụ Nho đấy nhé (Xin lỗi bác Nho)

    ReplyDelete
    Replies
    1. hihi. anh này tếu quá. hum nào vào Tây Nguyên với Tây đi Y ơi

      Delete
    2. Hiện bác Nho chưa già để gọi bằng CỤ! Và bác cũng kiên quyết không chịu già đâu bạn Nguyên Sơn và Tây Nguyên Xanh ạ!

      Delete
    3. Hihi. Đúng vậy. Không được già bác Nho nhé

      Delete
    4. Chào bác Vũ Nho Ninh Bình!

      Delete