Mọi trao đổi xin liên hệ: bientaynguyen@gmail.com

Sunday, October 30, 2016

NÔNG THÔN TÂY NGUYÊN - Kỳ 21: MỘT GÓC SINH HOẠT ĐỜI THƯỜNG CỦA NGƯỜI DÂN TỘC BÀN ĐỊA

October 30, 2016

Share it Please
 
   Mình sinh ra và lớn lên ở Tây Nguyên nhưng biết cực ít về văn hoá dân tộc thiểu số của mảnh đất này. Họ mới thực sự là chủ nhân nơi đây. Hình ảnh này là một cảnh sinh hoạt đời thường của người Jrai ở tình Gia Lai. Và mình tin là cũng tương đồng với người Ê Đê, M' nông, K'ho, Bahnar... Nom khác với những gì các bạn tưởng tượng đúng không? Các bạn vẫn nghĩ họ mặc váy áo như trên phim và trên phóng sự nghệ thuật đúng không? Chúng ta chỉ mặc áo dài khăn đóng trong lễ trọng đại và họ cũng vậy, chỉ mặc đồ truyền thống nếu buôn bon của họ có lễ hội mà thôi.
    Không phải họ lai Kinh mà là họ hoà nhập có chọn lọc văn hoá với người Kinh đấy. Một tấm vải thổ cẩm đủ cho cái váy và áo có thể khiến họ mất hàng tháng trời để dệt và may. Còn đồ ngoài chợ thì chỉ cần bán đôi ký nông sản đã có thể mua rồi. Họ giữ đồ truyền thống cho sạch đẹp để giành đi lễ trọng đại. Ấy cũng là điều dễ hiểu.

    Đạo Tin Lành khuyến khích các tín đồ dân tộc thiểu trên cả nước Việt Nam mặc đồ truyền thống khi đến nhà thờ. Có lẽ đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến lượng tín đồ của đạo này không ngừng tăng lên ở vùng sâu vùng xa. Thế mới biết cái mặc quan trọng trong tiềm thức người dân tộc bản địa như thế nào.
Sài Gòn, 30/10/2016
Tây Nguyên Xanh

1 comments:

  1. À há, Đúng thật. Có dạo tôi đi làm cho một dự án của Nhật với mục tiêu là mong muốn giưc lại nghề dệt thổ cẩm, nhuộm bằng lá cây rừng, với những hoa văn, họa tiết trên đó. Người dân tộc học rất chăm chú và họ... luôn mặc đồ mua ở chợ, nhuộm bằng thuốc nhuộm hóa học. Hỏi tại sao? họ nói, làm ra một tấm vải cực lắm, giặt lại lâu khô,...., mặc cái đồ ở chợ vừa rẻ, lại vừa tiện!!! Chao ơi, BUỒN!!!

    ReplyDelete