Mọi trao đổi xin liên hệ: bientaynguyen@gmail.com

Saturday, September 10, 2022

Cuộc thiên di người họ Nguyễn từ Trung Quốc sang Việt Nam

September 10, 2022

Share it Please


    Sau thời kỳ Lưỡng Hán (两汉), những nhân vật họ Nguyễn được ghi chép trong sử ký cũng tăng dần lên. Thời Nguỵ Tấn, họ Nguyễn trong Tam Quốc Chí (三国志) có 10 người, trong Tấn Thư (晋书) thì người họ Nguyễn được nhắc đến là 30 người. Tổng cộng 40 người. Trong sách Tấn Thư – Nguyễn Hàm Truyện (晋书·阮咸传) viết: Họ Nguyễn có hai nơi cư trú, phân ra họ Nguyễn ở Đạo Nam và họ Nguyễn ở Đạo Bắc. Họ Nguyễn ở phía Bắc giàu, còn ở phía Nam nghèo. Từ thời Đông Hán đến khi Tây Tấn diệt vong, khoảng 300 năm ấy, đô thành của vương triều đều đóng ở Lạc Dương. Người họ Nguyễn đều sống ở Trần Lưu Quận, cách Lạc Dương 500 dặm. Khu vực địa lý này đã khiến họ Nguyễn có nhiều cơ hội thể hiện tài hoa của mình.

    Thời kỳ Nguỵ Tấn Nam Bắc triều, xã hội bất an, ảnh hưởng đến biến hoá của cả một gia tộc. Dòng họ Nguyễn cũng không ngoại lệ. Thời Tây Tấn có cuộc loạn Bát Vương, loạn Vĩnh Gia và nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân khác. Người dân phương bắc phải chạy loạn vào nam. Gia tộc họ Nguyễn một bộ phận phải chạy về phía đông, còn lại thì thiên di vào nam. Năm 316, nhà Tây Tấn diệt vong. Năm thứ hai sau nắm quyền, Tư Mã Duệ (司马睿) thiết lập chính quyền Đông Tấn, đặt kinh đô ở Kiến Khang (nay là Nam Kinh, tỉnh Giang Tô). Người họ Nguyễn gốc Trần Lưu Quận vì phải phục vụ chính quyền mới mà di cư về phía đông nam kinh đô Kiến Khang và vùng phụ cận.

    Về hành trình thiên di , đầu tiên người họ Nguyễn gốc Trần Lưu Quận chủ yếu theo khu vực Triết Giang và Giang Tô của vùng hạ lưu sông Trường Giang. Hướng thứ hai là di chuyển về Giao Châu (交州) và Quảng Châu (广州) của Lĩnh Nam (岭南)

    Sau cuộc thiên di thời kỳ Nguỵ Tấn Nam Bắc triều, người họ Nguyễn gốc Trần Lưu Quận chủ yếu phân bố ở Hà Nam, Giang Tô, Triết Giang và Lĩnh Nam. Đến thời nhà Đường, họ tiếp tục thiên di theo các hướng nữa. Đến thời kỳ Minh – Thanh, những nhân vật mang họ Nguyễn được viết trong các sách Minh Sử (明史) và Thanh Sử Cảo (清史稿) đều chủ yếu là người An Nam.

    Sau thời Tống - Nguyên thì người họ Nguyễn chủ yếu phát triển thành dòng họ lớn nhất của Việt Nam. Sách Tân Nguyên Sử (新元史) cho rằng Việt Nam (ở thời người viết sách) chỉ có các họ Nguyễn 阮, Bùi 裴, Ngô吴, Dương杨, Đào 陶, Hoàng黄, Vũ武, Tống宋, Trần陈, Trình程, Lương梁, Hồ胡. Không có họ khác nữa. Sách Việt Nam Thông Sử (越南通史) viết họ tộc của người Việt có Nguyễn阮, Phạm范, Trần陈, Ngô吴, Lê黎 là nhiều nhất. Con cái đều mang họ của cha. Và rực rỡ nhất của họ Nguyễn tại Việt Nam là Nguyễn Phúc Ánh (阮福映) thành lập lên triều đại phong kiến sau cùng ở Việt Nam.

    Trên đây là những nội dung cơ bản về mối tương quan giữa họ Nguyễn ở Trung Quốc và họ Nguyễn ở Việt Nam. Các bạn đọc chỉ để giải trí, không được dùng làm tư liệu để tham gia các cuộc tranh cãi nguồn gốc người Việt!

***

    Trích dịch từ bài tham luận Phân Bố và Thiên Di của họ Nguyễn Trần Lưu qua các giai đoạn lịch sử (历史时期陈留阮氏的迁移与分布) trong Trung Quốc Lịch Sử Địa Lý Luận Tùng (中国历史地理论丛) kỳ 2 xuất bản năm 2004. Toàn văn được đăng tải trên Sohu.com lúc 7 giờ 19 phút (múi giờ GMT+8), ngày 24/09/2017
Bình Dương, 10/09/2022
Tây Nguyên Xanh

1 comments:

  1. DVD có liên quan đến cả họ Nguyễn và họ Tống, hi hi hi

    ReplyDelete