Mọi trao đổi xin liên hệ: bientaynguyen@gmail.com

Monday, July 20, 2015

LẠI THỬ LẠM BÀN VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH GIỌNG NÓI VÀ TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG.

July 20, 2015

Share it Please
    Mình không đồng ý với cách giải thích là do nguồn nước nên giọng nói người các miền khác nhau. Bởi vì người Sài Gòn ra Hà Nội mà cố giữ giọng miền Nam thì có uống cạn nước con sông Hồng cũng vẫn thế. Nhưng các bạn có thấy là nếu chúng ta lọt thỏm trong môi trường giọng nói hoàn toàn khác biệt. Các bạn thấy hơi “lạc loài” một chút và có xu hướng pha giọng của mình hoặc nếu muốn thì sẵn sàng uốn lưỡi và nói hẳn cái giọng của người nơi ấy không? Mỗi một người đểu có thể thay đổi được giọng nói nếu biết điều khiển luồng khí trong miệng và uốn éo lưỡi theo hướng khác thường.

    Người thượng cổ cũng thế, họ bị những kẻ mạnh hơn truy sát để nhằm chiếm đoạt nơi cư trú và tài sản. Để bảo vệ tính mạng, họ phải chạy trốn. Họ tìm những vùng đất hoang vắng mà sống. Lỡ bị bắt gặp, họ không nói bằng giọng cũ nữa. Họ cố nói lạc giọng đi để chứng minh mình là người bản địa. Chẳng những họ nói chệch giọng đi mà còn dùng một số từ ngữ khác để ám thị cho sự vật, sự việc. Giọng mới và hệ thống từ ngữ đia phương được hình thành từ đây. Ban đầu chỉ nghe như lạc giọng thông thường thôi nhưng trải qua nhiều thế hệ con cháu thì giọng được trau chuốt hơn và hay dần lên.
Tác giả ảnh: Minh Ngọc
    Từ đây mình kết luận rộng hơn rằng sự hình thành ngôn ngữ của các dân tộc trên thế giới là kết quả sau cùng của sự biến đổi giọng và xây dựng từ địa phương. Riêng người Việt ta, biểu đồ độ cao của âm từ Bắc vào Nam có hình chữ U. Theo khảo nghiệm vớ vẩn của mình là như thế.

    Từ giọng cao vút, chặt lưỡi ở Bắc Bộ, người ta thổi hơi ra nhiều để hạ giọng xuống dần từ Thanh Hoá cho đến hết đất Quảng Trị. Sang đất Huế, người ta vớt hơi và luồn khí vào mũi để hình thành âm mũi. Giọng Huế ở ngay đường cong gần đáy của chữ U. Giọng Quảng Nam – Đà Nẵng và Quảng Ngãi có biên độ ngang, khi họ phát âm cứ như cái lưỡi bị ai đè xuống. Bình Định và Phú Yên nằm trên đường cong gần đáy còn lại của chữ U. Từ Khánh Hoà trở vào, giọng cao dần lên đến miền sông nước Cửu Long thì trong veo và nhẹ tênh ở đầu lưỡi.

     Nếu như nhận định của mình là đúng thì đáng thương cho dân tộc Việt Nam quá. Trải qua biết bao nhiêu cuộc nhồi da xáo thịt, tổ tiên chúng ta đã vừa đi tìm vùng đất mới và trong cái khó đã ló cái khôn. Họ xây dựng hệ thống phương ngữ phong phú như ngày nay. Không những giọng các tỉnh khác nhau mà thậm chí trong một tình có các huyện nói giọng khác nhau và khó tin hơn nữa là trong một huyện vẫn có các xã nói giọng khác nhau.    


     Mình nêu ra ý kiến như thế, chờ đợi lời phản biện của các bạn!
Buôn Ama Thuột, 20/7/2015
Tây Nguyên Xanh

2 comments:

  1. Một nhận xét lạ nhưng nghe cũng có lý ,tuy nhiên lý do sự di cư hòa lẫn giọng nói của các vùng miền ,dân tộc ...đã tạo ra giọng nói riêng từng vùng miền.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Mong rằng chúng ta có thể giải thích đươc hiên tượng này anh nhỉ. Nó khá thú vị

      Delete